Anh nông dân 'trồng lung tung, nuôi lung tung' thu cả trăm triệu đồng/năm

Từ mô hình tưởng như 'trồng lung tung, nuôi lung tung', ông Diệu có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần đa dạng hệ sinh thái, nguồn lơị̣ thủy sản.

Ông Trần Văn Diệu, ấp Ba Ngàn A, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã áp dụng mô hình đào mương trong vườn, trên trồng cây ăn trái xen rau màu, dưới mương trồng bông súng, nuôi ốc bươu đen, nuôi cá đồng đặc sản.

Ông Trần Văn Diệu, nông dân ấp Ba Ngàn A, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đang áp dụng hiệu quả mô hình nông nghiệp kết hợp.

Ông Trần Văn Diệu, nông dân ấp Ba Ngàn A, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đang áp dụng hiệu quả mô hình nông nghiệp kết hợp.

Mô hình tưởng như "trồng lung tung, nuôi lung tung" của ông Diệu đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần đa dạng hệ sinh thái, cải tạo nguồn lợi thủy sản trên chính mãnh vườn của mình.

Ông Diệu tận dụng phụ phẩm của hoa súng làm thức ăn cho ốc bươu đen, lá và hoa súng thu hoạch đưa lên bờ làm phân hữu cơ, tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của một số loại sinh vật có ích trong đất.

Hoa súng nở cũng là thời điểm thu hút nhiều thiên địch là các loài bướm, sâu bọ có ích cho vườn cây ăn trái và là thức ăn cho nhiều loại cá đồng phát triển và sinh sản.

Ông Diệu cho biết, với diện tích 1ha, hoa súng thu hoạch 4 lần/tháng từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.

Mỗi lần, ông Trần Văn Diệu thu hoạch được 300kg bông súng, giá bán bông súng là 3.000 đồng/kg, trung bình, ông có thu nhập 3.600.000 đồng/tháng từ bông súng trồng dưới mương vườn cây ăn trái.

Theo ông Diệu, ốc bươu đen sau khi thả giống sau 3 tháng thì có thể thu hoạch, trung bình ông bắt bán 250kg ốc bươu đen/lần/tháng, giá bán ốc bươu đen là 30.000 đồng/kg, thu được 7.500.000 đồng. Cá đồng các loại thu hoạch vào gần cuối năm với sản lượng 150kg.

Ông Trần Văn Diệu bán cá đồng với giá bình quân 80.000 đồng/kg, ông có thu nhập 12.000.000 đồng/năm.

Mô hình đào mương vườn trồng cây ăn trái, kết hợp trồng bông súng, nuôi ốc bươu đen, nuôi cá đồng đặc sản các loại của gia đình ông Diệu là mô hình phù hợp với việc tăng diện tích sản xuất rau màu hàng năm.

Mô hình còn góp phần thu hút thiên địch, tạo mô hình tuần hoàn, góp phần đa dạng hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Việc thu hút nhiều thiên địch trong vườn cây ăn trái góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe con người và chất lượng nông sản.

Cũng áp dụng hiệu quả mô hình làm kinh tế nông nghiệp kết hợp, anh nông dân Trương Sỹ Hướng ở khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm, vừa đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường, vừa bảo vệ môi trường.

Anh Trương Sỹ Hướng (ngoài cùng bên phải) chia sẻ với hội viên nông dân địa phương về mô hình vườn ao chuồng (VAC) của mình -Ảnh: M.Lhợp.

Anh Trương Sỹ Hướng (ngoài cùng bên phải) chia sẻ với hội viên nông dân địa phương về mô hình vườn ao chuồng (VAC) của mình -Ảnh: M.Lhợp.

Tìm tòi, nghiên cứu qua sách, báo và sau nhiều lần tham quan học hỏi các mô hình hiệu quả ở trong cũng như ngoài huyện, gần 10 năm trước, anh Hướng quyết định xây dựng mô hình kinh tế VAC khép kín trên diện tích 2,5 ha đất vườn của gia đình. Theo đó, anh tiến hành xây chuồng nuôi bò, đào 0,5 ha ao thả cá; trồng 600 cây ổi Đài Loan, 2 sào mía, 200 cây dừa xiêm lùn, vú sữa và dâu tằm xung quanh ao cá.

Quá trình chăn nuôi, trồng trọt, anh Hướng được Hội Nông dân thị trấn Lao Bảo tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Các kiến thức tiếp thu được, anh áp dụng phù hợp vào thực tiễn sản xuất.

Nhờ đó, mô hình của gia đình anh phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả. Hiện trong chuồng trại có 10 con bò mẹ, mỗi năm sinh từ 6 - 10 bê con. Vườn cây ăn quả tổng hợp đan xen nên hầu như mùa nào gia đình anh cũng có trái cây để bán, mang lại nguồn nhu nhập đáng kể. Đối với ao cá với các loại cá trắm, trê, tràu... trở thành đầu mối cung cấp cho thị trường trên địa bàn thị trấn.

Sau nhiều năm phát triển, mô hình VAC khép kín của gia đình anh Hướng đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. Không chỉ dừng lại ở đó, nhận thấy tiềm năng có thể phát triển mô hình VAC theo hướng sinh thái, anh Hướng đã lên ý tưởng, thiết kế, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng 1 nhà hàng, 8 lán trại, một số điểm check in quy mô vừa để mọi người đến đây không chỉ thưởng thức ẩm thực mà còn có thể tham quan và trải nghiệm thực tế mô hình VAC của gia đình.

KHÁNH LINH (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-trong-lung-tung-nuoi-lung-tung-thu-tien-tram-trieu-a668628.html