Anh vén màn bí mật về Hệ thống phòng không chính xác cấp cho Ukraine

Quân đội Anh đã tiết lộ thông tin về hệ thống phòng không bí ẩn được nước này cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Đài Phát thanh Quân đội Anh đã đăng tải một đoạn video về hệ thống phòng không bí ẩn có tên chính thức là Raven, mới được nước này phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của Quân đội Ukraine.

Đài Phát thanh Quân đội Anh đã đăng tải một đoạn video về hệ thống phòng không bí ẩn có tên chính thức là Raven, mới được nước này phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của Quân đội Ukraine.

Chính xác thì tổ hợp Raven được phát triển dựa trên ý tưởng của Không lực Hoàng gia Anh chỉ trong vòng 4 tháng, khi họ đề xuất sử dụng khung gầm xe tải Supercat HMT-600 có sẵn rồi lắp đặt bệ phóng tên lửa không đối không tầm ngắn ASRAAM.

Chính xác thì tổ hợp Raven được phát triển dựa trên ý tưởng của Không lực Hoàng gia Anh chỉ trong vòng 4 tháng, khi họ đề xuất sử dụng khung gầm xe tải Supercat HMT-600 có sẵn rồi lắp đặt bệ phóng tên lửa không đối không tầm ngắn ASRAAM.

Để tạo ra hệ thống phòng không đặc biệt này, Không lực Hoàng gia Anh đã liên kết chặt chẽ với MBDA UK - nhà phát triển và sản xuất tên lửa ASRAAM, cũng như hợp tác cùng Supercat - đơn vị chế tạo khung gầm xe tải việt dã.

Để tạo ra hệ thống phòng không đặc biệt này, Không lực Hoàng gia Anh đã liên kết chặt chẽ với MBDA UK - nhà phát triển và sản xuất tên lửa ASRAAM, cũng như hợp tác cùng Supercat - đơn vị chế tạo khung gầm xe tải việt dã.

Hệ thống Raven lần đầu tiên xuất hiện tại Ukraine vào mùa xuân năm 2023 và kể từ đó đã thực hiện hơn 400 vụ phóng tên lửa nhằm vào các mục tiêu như máy bay không người lái Shahed-136, đạt xác suất trúng mục tiêu là 70%.

Hệ thống Raven lần đầu tiên xuất hiện tại Ukraine vào mùa xuân năm 2023 và kể từ đó đã thực hiện hơn 400 vụ phóng tên lửa nhằm vào các mục tiêu như máy bay không người lái Shahed-136, đạt xác suất trúng mục tiêu là 70%.

Tính đến thời điểm hiện tại, Vương quốc Anh đã chuyển giao 8 hệ thống phòng không Raven cho Ukraine, ngoài ra 5 tổ hợp khác hiện đã ở trong tình trạng hoàn thiện và sẵn sàng cho đợt viện trợ tiếp theo.

Tính đến thời điểm hiện tại, Vương quốc Anh đã chuyển giao 8 hệ thống phòng không Raven cho Ukraine, ngoài ra 5 tổ hợp khác hiện đã ở trong tình trạng hoàn thiện và sẵn sàng cho đợt viện trợ tiếp theo.

Đội ngũ chuyên gia vận hành người Ukraine bao gồm 40 quân nhân đã làm quen với hệ thống này tại Anh, và khi trở về nước họ đảm nhiệm vai trò người hướng dẫn để đào tạo các quân nhân khác sử dụng vũ khí nói trên.

Đội ngũ chuyên gia vận hành người Ukraine bao gồm 40 quân nhân đã làm quen với hệ thống này tại Anh, và khi trở về nước họ đảm nhiệm vai trò người hướng dẫn để đào tạo các quân nhân khác sử dụng vũ khí nói trên.

Phương tiện chính để đánh bại mục tiêu trên không trong hệ thống Raven là tên lửa hàng không ASRAAM IR trang bị đầu dò hồng ngoại, có tổng trọng lượng chỉ 88 kg với đầu đạn nặng 10 kg.

Phương tiện chính để đánh bại mục tiêu trên không trong hệ thống Raven là tên lửa hàng không ASRAAM IR trang bị đầu dò hồng ngoại, có tổng trọng lượng chỉ 88 kg với đầu đạn nặng 10 kg.

Tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến (ASRAAM) là loại dẫn đường hồng ngoại, được sử dụng bởi Không lực Hoàng gia Anh (RAF) và Không lực Hoàng gia Australia (RAAF).

Tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến (ASRAAM) là loại dẫn đường hồng ngoại, được sử dụng bởi Không lực Hoàng gia Anh (RAF) và Không lực Hoàng gia Australia (RAAF).

Loại đạn này được thiết kế để tấn công và tiêu diệt máy bay địch ở cự ly ngắn và có thể triển khai từ nhiều phương tiện khác nhau như máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái (UAV).

Loại đạn này được thiết kế để tấn công và tiêu diệt máy bay địch ở cự ly ngắn và có thể triển khai từ nhiều phương tiện khác nhau như máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái (UAV).

ASRAAM có tầm bắn lên tới 25 km (15 km khi phóng từ mặt đất) và đạt tốc độ tối đa Mach 3. Tên lửa tích hợp đầu dò hồng ngoại cho phép nó theo dõi và tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.

ASRAAM có tầm bắn lên tới 25 km (15 km khi phóng từ mặt đất) và đạt tốc độ tối đa Mach 3. Tên lửa tích hợp đầu dò hồng ngoại cho phép nó theo dõi và tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.

Ưu điểm nữa của ASRAAM nằm ở khả năng cơ động cao để tấn công các mục tiêu nhanh nhẹn. Đối phương rất khó nhận biết khi bị loại tên lửa này tấn công và gần như không thể trốn tránh.

Ưu điểm nữa của ASRAAM nằm ở khả năng cơ động cao để tấn công các mục tiêu nhanh nhẹn. Đối phương rất khó nhận biết khi bị loại tên lửa này tấn công và gần như không thể trốn tránh.

Tên lửa ASRAAM đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chiến đấu của RAF và RAAF, bao gồm cả trong Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo và Chiến tranh Afghanistan.

Tên lửa ASRAAM đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chiến đấu của RAF và RAAF, bao gồm cả trong Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo và Chiến tranh Afghanistan.

Loại tên lửa nói trên đã được chứng minh là một hệ thống vũ khí đáng tin cậy và hiệu quả, với tỷ lệ thành công trên 90% trong các cuộc giao tranh không đối không giữa các máy bay chiến đấu.

Loại tên lửa nói trên đã được chứng minh là một hệ thống vũ khí đáng tin cậy và hiệu quả, với tỷ lệ thành công trên 90% trong các cuộc giao tranh không đối không giữa các máy bay chiến đấu.

Theo Cơ quan Phát thanh Truyền hình Quân đội Anh, do các cuộc tấn công của Nga ngày càng gia tăng, cũng như khó khăn trong việc cung cấp hệ thống Patriot, tổ hợp Raven ngày càng trở nên cần thiết để Ukraine nâng cao năng lực phòng thủ.

Theo Cơ quan Phát thanh Truyền hình Quân đội Anh, do các cuộc tấn công của Nga ngày càng gia tăng, cũng như khó khăn trong việc cung cấp hệ thống Patriot, tổ hợp Raven ngày càng trở nên cần thiết để Ukraine nâng cao năng lực phòng thủ.

Việt Dũng

Theo Militarnyi

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-ven-man-bi-mat-ve-he-thong-phong-khong-chinh-xac-cap-cho-ukraine-post611871.antd