Antonov An-225, B-52 và những chiếc máy bay lớn nhất thế giới

Hai tầng, sáu động cơ hay sải cánh dài hơn cả sân bóng đá… Đó là những đặc điểm mà chỉ có các siêu phẩm máy bay dưới đây sở hữu.

Trong ngành công nghiệp hàng không quốc tế, có những chiếc máy bay dài hơn bể bơi thi đấu Olympic và cao hơn cả tòa nhà 5 tầng. Ảnh: US Air Force.

Trong ngành công nghiệp hàng không quốc tế, có những chiếc máy bay dài hơn bể bơi thi đấu Olympic và cao hơn cả tòa nhà 5 tầng. Ảnh: US Air Force.

Antonov An-225 là máy bay lớn nhất thế giới, một trong những “tuyệt tác” được chế tạo bởi Cục Thiết kế Antonov tại Ukraine vào thập niên 1980. Nó được thiết kế để vận chuyển tàu vũ trụ Buran, phiên bản tàu con thoi của Liên Xô và tên lửa Energia. Ảnh: Vasiliy Koba.

Antonov An-225 là máy bay lớn nhất thế giới, một trong những “tuyệt tác” được chế tạo bởi Cục Thiết kế Antonov tại Ukraine vào thập niên 1980. Nó được thiết kế để vận chuyển tàu vũ trụ Buran, phiên bản tàu con thoi của Liên Xô và tên lửa Energia. Ảnh: Vasiliy Koba.

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của ngành công nghiệp vũ trụ Liên Xô, chiếc máy bay này đã nhanh chóng được tân trang lại để bắt kịp với nhu cầu hàng không mới. Ảnh: Antonov Airlines.

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của ngành công nghiệp vũ trụ Liên Xô, chiếc máy bay này đã nhanh chóng được tân trang lại để bắt kịp với nhu cầu hàng không mới. Ảnh: Antonov Airlines.

Đây là chiếc máy bay nặng nhất từng được chế tạo, với trọng lượng cất cánh tối đa là 710 tấn. Chiếc Antonov An-225 này giữ kỷ lục về tổng tải trọng không vận ở mức 253.000 kg. Ảnh: Pacific News Center.

Đây là chiếc máy bay nặng nhất từng được chế tạo, với trọng lượng cất cánh tối đa là 710 tấn. Chiếc Antonov An-225 này giữ kỷ lục về tổng tải trọng không vận ở mức 253.000 kg. Ảnh: Pacific News Center.

Nó cũng là chiếc máy bay sải cánh dài nhất, tới 88 m. Được trang bị 6 động cơ, đây được xem là “con quái vật” thống trị bầu trời xanh. Ảnh: Business Insider.

Nó cũng là chiếc máy bay sải cánh dài nhất, tới 88 m. Được trang bị 6 động cơ, đây được xem là “con quái vật” thống trị bầu trời xanh. Ảnh: Business Insider.

Phần lớn các tổ chức trên thế giới đã cho máy bay Super Guppy nghỉ hưu, nhưng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn vận hành một chiếc. Kích thước vượt trội của Guppy là ưu điểm hoàn hảo để NASA vận chuyển các bộ phận của tàu vũ trụ và tên lửa. Ảnh: Popular Mechanics.

Phần lớn các tổ chức trên thế giới đã cho máy bay Super Guppy nghỉ hưu, nhưng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn vận hành một chiếc. Kích thước vượt trội của Guppy là ưu điểm hoàn hảo để NASA vận chuyển các bộ phận của tàu vũ trụ và tên lửa. Ảnh: Popular Mechanics.

Chiếc Super Guppy đầu tiên được chế tạo từ thân máy bay lấy từ chiếc Boeing C-97 Stratofreighter, được đưa lên bầu trời vào năm 1965. Ảnh: Wikiwand.

Chiếc Super Guppy đầu tiên được chế tạo từ thân máy bay lấy từ chiếc Boeing C-97 Stratofreighter, được đưa lên bầu trời vào năm 1965. Ảnh: Wikiwand.

Hiện nay, phần lớn máy bay chở hàng vận hành bằng cánh quạt đã được thay thế bởi chiếc Airbus Beluga. Tuy nhiên, NASA chưa có kế hoạch cho chiếc Super Guppy nghỉ hưu. Ảnh: Popular Mechanics.

Hiện nay, phần lớn máy bay chở hàng vận hành bằng cánh quạt đã được thay thế bởi chiếc Airbus Beluga. Tuy nhiên, NASA chưa có kế hoạch cho chiếc Super Guppy nghỉ hưu. Ảnh: Popular Mechanics.

Với tải trọng gần 135 tấn, Lockheed C-5 Galaxy là chiếc máy bay lớn nhất thường xuyên được quân đội Mỹ sử dụng. Ảnh: Getty Images.

Với tải trọng gần 135 tấn, Lockheed C-5 Galaxy là chiếc máy bay lớn nhất thường xuyên được quân đội Mỹ sử dụng. Ảnh: Getty Images.

Chiếc máy bay này có khả năng chở những phương tiện quân sự cỡ khủng như 2 chiếc xe tăng M1 Abram, 16 chiếc Humvees, 3 chiếc Hawks và các loại xe khác. Ảnh: Reddit.

Chiếc máy bay này có khả năng chở những phương tiện quân sự cỡ khủng như 2 chiếc xe tăng M1 Abram, 16 chiếc Humvees, 3 chiếc Hawks và các loại xe khác. Ảnh: Reddit.

Xe tăng M1 Abram được cho vào khoang máy bay C-5 Galaxy. Ảnh: Popular Mechanics.

Xe tăng M1 Abram được cho vào khoang máy bay C-5 Galaxy. Ảnh: Popular Mechanics.

C-5 có thể chứa được 16 chiếc xe quân sự Humvees. Ảnh: Popular Mechanics.

C-5 có thể chứa được 16 chiếc xe quân sự Humvees. Ảnh: Popular Mechanics.

Nếu không có hàng hóa, C-5 có thể bay lên đến 11.265 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Đây là máy bay vận tải quân sự có tầm bay xa nhất thế giới. Khi cần vận chuyển thiết bị có trọng lượng lớn, C-5 chính là sự lựa chọn tối ưu của Không quân Mỹ. Ảnh: Wpafb.

Nếu không có hàng hóa, C-5 có thể bay lên đến 11.265 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Đây là máy bay vận tải quân sự có tầm bay xa nhất thế giới. Khi cần vận chuyển thiết bị có trọng lượng lớn, C-5 chính là sự lựa chọn tối ưu của Không quân Mỹ. Ảnh: Wpafb.

Vào thập niên 2000, Boeing nhận thấy nhu cầu cần một chiếc máy bay chở hàng khổng lồ để vận chuyển các bộ phận của 787 Dreamliner. Khi đó, 787 Dreamliner được đóng ở nhiều cơ sở khác nhau của Boeing tại Mỹ. Từ đó, hãng đã cho chế tạo một chiếc máy bay vận tải dựa trên khoang máy bay lớn nhất của hãng, Boeing 747. Ảnh: Yamaguchi Yoshiaki.

Vào thập niên 2000, Boeing nhận thấy nhu cầu cần một chiếc máy bay chở hàng khổng lồ để vận chuyển các bộ phận của 787 Dreamliner. Khi đó, 787 Dreamliner được đóng ở nhiều cơ sở khác nhau của Boeing tại Mỹ. Từ đó, hãng đã cho chế tạo một chiếc máy bay vận tải dựa trên khoang máy bay lớn nhất của hãng, Boeing 747. Ảnh: Yamaguchi Yoshiaki.

Với thể tích 1.840 m3, chiếc Dreamlifter có khoang chứa hàng hóa lớn nhất thế giới, gấp ba lần thể tích máy bay vận tải 747-400F. Ảnh: Daily Mail.

Với thể tích 1.840 m3, chiếc Dreamlifter có khoang chứa hàng hóa lớn nhất thế giới, gấp ba lần thể tích máy bay vận tải 747-400F. Ảnh: Daily Mail.

Bốn chiếc Dreamlifter mà Boeing sản xuất cũng sử dụng bộ tải hàng hóa dài nhất thế giới và có thể chuyên chở tới 125 tấn. Ảnh: Flexaircharter.

Bốn chiếc Dreamlifter mà Boeing sản xuất cũng sử dụng bộ tải hàng hóa dài nhất thế giới và có thể chuyên chở tới 125 tấn. Ảnh: Flexaircharter.

Một siêu máy bay khác được thiết kế và chế tạo bởi Cục Thiết kế Antonov là An-124 Ruslan. Do không quân Nga vận hành, đây là chiếc máy bay quân sự lớn nhất thế giới. Ảnh: Sergey Kustov.

Một siêu máy bay khác được thiết kế và chế tạo bởi Cục Thiết kế Antonov là An-124 Ruslan. Do không quân Nga vận hành, đây là chiếc máy bay quân sự lớn nhất thế giới. Ảnh: Sergey Kustov.

An-124 là máy bay vận tải nặng thứ hai trên thế giới, chỉ sau người anh em An-225. Ảnh: Reddit.

An-124 là máy bay vận tải nặng thứ hai trên thế giới, chỉ sau người anh em An-225. Ảnh: Reddit.

Với tải trọng 165 tấn, An-124 có thể chuyên chở nhiều hàng hóa hơn cả chiếc C-5 Galaxy dù tầm bay ngắn hơn. Hiện nay, An-124 vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ không vận cho Nga. Ảnh: Popular Mechanics.

Với tải trọng 165 tấn, An-124 có thể chuyên chở nhiều hàng hóa hơn cả chiếc C-5 Galaxy dù tầm bay ngắn hơn. Hiện nay, An-124 vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ không vận cho Nga. Ảnh: Popular Mechanics.

Máy bay B-52 được đưa vào sử dụng năm 1955, và chiếc B-52H đầu tiên được giới thiệu vào năm 1961. Máy bay ném bom B-52 được xem là “ông nội” của Không quân Mỹ. Ảnh: Popular Mechanics.

Máy bay B-52 được đưa vào sử dụng năm 1955, và chiếc B-52H đầu tiên được giới thiệu vào năm 1961. Máy bay ném bom B-52 được xem là “ông nội” của Không quân Mỹ. Ảnh: Popular Mechanics.

Con quái vật này có thể chở gần 35 tấn vũ khí, từ bom thông thường đến đầu đạn hạt nhân. Trong khi máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom siêu thanh B-1 có thể “nghỉ hưu” khi siêu máy bay B-21 đi vào hoạt động, Không quân Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng "ông nội" B-52. Phía Mỹ sẽ trang bị cho mẫu B-52 lâu đời này động cơ và tên lửa mới. Ảnh: Gear Patrol.

Con quái vật này có thể chở gần 35 tấn vũ khí, từ bom thông thường đến đầu đạn hạt nhân. Trong khi máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom siêu thanh B-1 có thể “nghỉ hưu” khi siêu máy bay B-21 đi vào hoạt động, Không quân Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng "ông nội" B-52. Phía Mỹ sẽ trang bị cho mẫu B-52 lâu đời này động cơ và tên lửa mới. Ảnh: Gear Patrol.

Theo dự kiến, Không quân Mỹ cũng sẽ trang bị cho máy bay B-52 loại tên lửa hạt nhân tàng hình thế hệ mới. Ảnh: The Vintage News.

Theo dự kiến, Không quân Mỹ cũng sẽ trang bị cho máy bay B-52 loại tên lửa hạt nhân tàng hình thế hệ mới. Ảnh: The Vintage News.

Airbus A300-600 Super Transporter (thường được gọi là Beluga), được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các bộ phận máy bay cỡ lớn và phức tạp, tương tự Dreamlifter. Ảnh: Getty Images.

Airbus A300-600 Super Transporter (thường được gọi là Beluga), được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các bộ phận máy bay cỡ lớn và phức tạp, tương tự Dreamlifter. Ảnh: Getty Images.

Kể từ lần đầu tiên bay lượn trên bầu trời vào năm 1995, máy bay này đã thay thế gần như hoàn toàn Super Guppy trong việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. Ảnh: Aviation Explorer.

Kể từ lần đầu tiên bay lượn trên bầu trời vào năm 1995, máy bay này đã thay thế gần như hoàn toàn Super Guppy trong việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. Ảnh: Aviation Explorer.

Với khoang hàng hóa dài gần 40 m, tải trọng gần 52 tấn, Beluga đang giữ vai trò phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa cỡ lớn của châu Âu. Các bộ phận khác nhau của máy bay được thiết kế và chế tạo bởi các kỹ sư của Airbus trên khắp châu Âu. Ảnh: Pinterest.

Với khoang hàng hóa dài gần 40 m, tải trọng gần 52 tấn, Beluga đang giữ vai trò phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa cỡ lớn của châu Âu. Các bộ phận khác nhau của máy bay được thiết kế và chế tạo bởi các kỹ sư của Airbus trên khắp châu Âu. Ảnh: Pinterest.

C-5 Galaxy có thể là máy bay quân sự lớn nhất của Mỹ, nhưng C-17 Globemaster lại là chiếc máy bay thường xuyên được quân đội Mỹ sử dụng. C-17 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1991, và sau đó, có tới 279 chiếc Globemasters đã được chế tạo. Ảnh: Boeing.

C-5 Galaxy có thể là máy bay quân sự lớn nhất của Mỹ, nhưng C-17 Globemaster lại là chiếc máy bay thường xuyên được quân đội Mỹ sử dụng. C-17 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1991, và sau đó, có tới 279 chiếc Globemasters đã được chế tạo. Ảnh: Boeing.

C-17 có khả năng chuyên chở hơn 85 tấn hàng hóa, thực hiện các nhiệm vụ bay vòng quanh thế giới để vận chuyển binh lính và hàng hóa, sơ tán y tế, và bay các chuyến bay thương mại. Ảnh: Wikipedia.

C-17 có khả năng chuyên chở hơn 85 tấn hàng hóa, thực hiện các nhiệm vụ bay vòng quanh thế giới để vận chuyển binh lính và hàng hóa, sơ tán y tế, và bay các chuyến bay thương mại. Ảnh: Wikipedia.

Nếu nói Boeing 747 là “gã khổng lồ” của hàng không Mỹ thì Airbus A380 là “siêu quái vật” của châu Âu. Hiện nay, A380-800 là máy bay chở khách lớn nhất từng được sản xuất với sức chứa lên tới 850 hành khách. Ảnh: Getty Images.

Nếu nói Boeing 747 là “gã khổng lồ” của hàng không Mỹ thì Airbus A380 là “siêu quái vật” của châu Âu. Hiện nay, A380-800 là máy bay chở khách lớn nhất từng được sản xuất với sức chứa lên tới 850 hành khách. Ảnh: Getty Images.

KC-10 Extender là máy bay chở dầu có công suất nhiên liệu lớn nhất thế giới, được đưa vào sử dụng năm 1981. Ảnh: U.S. Air Force.

KC-10 Extender là máy bay chở dầu có công suất nhiên liệu lớn nhất thế giới, được đưa vào sử dụng năm 1981. Ảnh: U.S. Air Force.

Chiếc máy bay này có tổng công suất nhiên liệu là 52.250 gallon, tương đương khoảng 175 tấn nhiên liệu. Nó được thiết kế để vận chuyển dầu với khả năng vượt trội hơn Boeing KC-135 vào thời điểm đó. Ảnh: Wikipedia.

Chiếc máy bay này có tổng công suất nhiên liệu là 52.250 gallon, tương đương khoảng 175 tấn nhiên liệu. Nó được thiết kế để vận chuyển dầu với khả năng vượt trội hơn Boeing KC-135 vào thời điểm đó. Ảnh: Wikipedia.

Hương Giang

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/antonov-an-225-b-52-va-nhung-chiec-may-bay-lon-nhat-the-gioi-post980609.html