Áp dụng AI, đẩy mạnh chuyển đổi số tài chính
Tự động hóa, công nghệ AI và học máy sẽ nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt cho các bộ phận tài chính của doanh nghiệp giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định trong tương lai.
Trong suốt thế kỷ qua, mô hình hoạt động của các phòng ban phụ trách tài chính của doanh nghiệp đã không nhận được nhiều sự cải tiến. Giống như nhiều doanh nghiệp hiện nay, đã đến lúc những công việc tài chính này cần áp dụng một cấu trúc nhanh nhẹn hơn, tập trung vào hỗ trợ quyết định, tăng trưởng và lợi nhuận. Bằng cách tận dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và máy học, các phòng tài chính, kế toán có thể thúc đẩy chuyển đổi số góp phần tạo ra giá trị doanh nghiệp và cải thiện hiệu suất tổng thể.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi McKinsey Global Institute, 40% hoạt động tài chính cốt lõi - bao gồm quản lý doanh thu, giải ngân tiền mặt và kế toán - có thể được tự động hóa hoàn toàn và 17% các hoạt động tài chính khác cũng có thể được tự động hóa một phần. Việc tự động hóa các chức năng như vậy sẽ cho phép các bộ phần tài chính của doanh nghiệp dành nhiều thời gian hơn cho các công việc khác, chẳng hạn như tạo thông tin chi tiết, quản lý thanh khoản và chi phí cũng như theo dõi các khoản đầu tư. Tất cả những điều này đều yêu cầu tính chuyên môn cao, phương pháp tiếp cận tốt, áp dụng hiệu quả, khả năng lập kế hoạch, dự báo chính xác và giám sát KPI thường xuyên.
Việc áp dụng tự động hóa nhiều hơn cộng với việc sử dụng AI và học máy sẽ tạo ra tốc độ và tính linh hoạt cho các nhóm tài chính, đẩy nhanh quá trình ra quyết định của tổ chức và nâng cao khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Sự phát triển của các bộ phận tài chính của doanh nghiệp
Nhu cầu về tính minh bạch, khả năng hiển thị và độ chính xác của dữ liệu của các bộ phận tài chính những năm trở lại đây đã tăng cao. Đại dịch toàn cầu đã đóng vai trò là chất xúc tác cho ngành tài chính và các doanh nghiệp ngày càng áp dụng nhiều hơn các công cụ kỹ thuật số.
Ảnh: Wipro Digital
Các bộ phận tài chính tiên tiến đang chuyển sang sử dụng nhiều công cụ trực quan nhằm số hóa dữ liệu dựa trên AI hơn kết hợp với tự động hóa để tạo ra các báo cáo kinh doanh rõ ràng, minh bạch. Điều này giúp các bộ phận tài chính của doanh nghiệp tạo ra thông tin chi tiết nhanh hơn cho người dùng cuối, cải thiện năng suất, giảm thời gian dành cho việc thu thập dữ liệu. Các bộ phận tài chính áp dụng công nghệ AI hỗ trợ cũng giúp thúc đẩy đáng kể hiệu suất kinh doanh.
Lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
Ảnh: Wipro Digital
Tương lai của các phòng ban tài chính cũng như các ngành nghề khác đều sẽ trở nên số hóa hơn. Điều này đòi hỏi hai yếu tố chính: Thứ nhất, các nhà lãnh đạo mảng tài chính nên thức đẩy việc phân tích dữ liệu nhằm đưa ra những quyết định chính xác hơn thay vì chỉ thu thập dữ liệu. Thứ hai, họ nên xem xét triển khai một giải pháp AI tích hợp thúc đẩy tổng hợp dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, tự động hóa quy trình làm việc, báo cáo KPI, mô phỏng kịch bản và phân tích nâng cao.
Một giải pháp dựa trên AI có thể đem lại khả năng giám sát thời gian thực đối với các quy trình tài chính như lập ngân sách, dự báo và quản lý vốn lưu động và tự động tạo ra các cảnh báo tài chính dựa trên những dữ liệu thu nhập được. Sự thay đổi về công nghệ cũng sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Lập ngân sách và dự báo: Các quy trình lập ngân sách luôn phức tạp và dựa vào các phương thức kinh doanh để trả lời các câu hỏi như "Tính đến thời điểm hiện tại, các hoạt động kinh doanh, tổ chức có tốt hay không?" hoặc "Dòng tiền dự kiến của tổ chức từ hoạt động kinh doanh trong ba năm tới là bao nhiêu?" Khi các lĩnh vực này được số hóa doanh nghiệp có thể tạo ra những thông tin chi tiết, có liên quan và có thể trả lời các câu hỏi như "Hôm nay tổ chức hoạt động như thế nào?" "Chúng tôi có thể sử dụng số liệu nào để theo dõi các khoản đầu tư của mình?".
Dưới đây là ví dụ về tự động hóa hoạt động trong lĩnh vực tài chính: Một công ty may mặc toàn cầu trị giá hơn 5 tỉ USD muốn có một cái nhìn chi tiết về dòng tiền để lập kế hoạch và đo lường hiệu quả hoạt động của một trong các đơn vị kinh doanh của mình. Sau khi doanh nghiệp này áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, những công nghệ mới có thể định hình doanh thu dự báo chính xác doanh thu trước 4 quý đồng thời tạo ra các suy luận, dự đoán chính xác và đề xuất các biện pháp đối phó khi doanh nghiệp gặp sự cố.
Quản lý vốn lưu động: Việc quản lý tiền mặt mà một doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hàng ngày là rất phức tạp và khó có thể thực hiện, bởi nó đòi hỏi đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao cũng như thời gian thực hiện lâu. Phân tích vốn lưu động cần tính đến các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho. Các mô hình vốn lưu động trong tương lai cần một quy trình quản lý tiền mặt hiệu quả hơn được hỗ trợ bởi các giải pháp kỹ thuật số tiên tiến tận dụng máy học và tự động hóa. Các doanh nghiệp cần tạo ra khuôn khổ vốn lưu động được nâng cao bởi AI bằng cách tiếp cận kết hợp kết hợp các phương pháp luận, phân tích nâng cao và khai thác quy trình để cung cấp thông tin chi tiết và nhanh hơn với ít sự can thiệp của con người hơn
AI trong hành trình chuyển đổi số của bộ phận tài chính
Vậy các nhà lãnh đạo tài chính nên bắt đầu triển khai AI như thế nào? Cách tiếp cận theo từng bước có thể là phương pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, tổ chức.
Việc hợp nhất dữ liệu là bước đầu tiên tận dụng AI để chuyển đổi bộ phận tài chính và thiết lập nó cho tương lai. Hầu hết các tổ chức có ít nhất một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để theo dõi các đơn đặt hàng và giao dịch, hóa đơn, thanh toán, chi tiết kho hàng, thông tin chi phí... Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng nhiều hệ thống độc lập để theo dõi các thông tin cụ thể mà hệ thống ERP không thể bao quát hết. Việc hợp nhất các nguồn dữ liệu giúp dễ dàng thu thập thông tin quan trọng, có thể tận dụng cho việc lập kế hoạch và phân tích tài chính. Mặc dù việc hợp nhất dữ liệu có thể khó khăn, chậm chạp và tốn nhiều công sức, nhưng nó mang lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong tương lai.
Bước tiếp theo trong việc áp dụng giải pháp AI là đào tạo thuật toán để xác định mối quan hệ giữa các tập dữ liệu được tạo trong quá trình hợp nhất. Một thuật toán được đào tạo tốt sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo tài chính khả năng lập mô hình ở các tình huống khác nhau thông qua mô hình dự đoán và kiểm tra cục bộ. Đồng thời giúp họ hiểu được tác động của ngoại cảnh đối với doanh nghiệp từ góc độ tài chính.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải xác định các chỉ số hiệu suất (KPI) rõ ràng, chi tiết và có thể đo lường để kiểm tra kết quả và khả năng dự đoán của thuật toán.
Với việc triển khai AI, các nhà lãnh đạo tài chính không chỉ có thể tổng hợp thông tin đó nhanh hơn mà còn hỗ trợ đưa ra các quyết định chiến lược bằng cách sử dụng các mô hình dự đoán để khai thác tiềm năng của từng doanh nghiệp.
Trí tuệ nhân tạo - Thông tin chi tiết thực tế
Áp lực tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa chi phí và phù hợp với chiến lược kinh doanh sẽ ngày càng tăng lên, nhu cầu này đòi hỏi bộ phận tài chính phải áp dụng những phương pháp tiếp cận tiên tiến, công nghệ cao. Bằng cách tận dụng AI , các tổ chức có thể phát triển báo cáo theo thời gian thực, chính xác hơn, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực và giảm thiểu các rủi ro tài chính. Thông qua việc áp dụng và chuyển đổi số các bộ phận tài chính của doanh nghiệp có thể "tiến vào" con đường phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.
Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/ap-dung-ai-day-manh-chuyen-doi-so-tai-chinh-post149038.html