Áp giá trần với dầu khiến Nga giảm doanh thu, Mỹ và phương Tây có đạt được mục đích?
Mỹ và phương Tây đang cân nhắc áp mức giá trần với dầu của Nga. Ý tưởng là duy trì lượng dầu này chảy vào thị trường quốc tế nhưng hạn chế thu nhập ngân sách từ đó thành công ngăn cản Nga kéo dài cuộc chiến ở Ukraine.
Thế nhưng, để thực hiện việc áp đặt giá trần với dầu Nga thực tế chỉ trên mặt lý thuyết, nếu để thực hành thì đó là vấn đề nan giải hơn. Mặt khác, cả Mỹ và châu Âu, những quốc gia phải chịu tác động nghiêm trọng nhất của các lệnh trừng phạt cho đến nay, đều nhận ra rằng việc ngăn chặn dầu của Nga khỏi các thị trường quốc tế sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề nội tại của họ.
Bên cạnh đó, việc trả theo giá thị trường cho dầu của Nga không phải là một lựa chọn khả thi vì doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt - xuất khẩu chiếm một phần đáng kể trong ngân sách của Nga, trong đó bao gồm cả chi tiêu quốc phòng và phần lớn các khoản thu được đang được chi cho hoạt động quân sự tại Ukraine.
Mỹ và các đồng minh phương Tây đang nỗ lực cản trở vị thế dầu Nga trên thị trường năng lượng. Ảnh: Oil Price.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho hay: “Tôi nghĩ điều chúng tôi muốn làm là tiếp tục gia nhập thị trường để giữ giá toàn cầu ở mức ổn định và cố gắng tránh sự gia tăng các biến động gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu và đẩy giá dầu lên cao”, bà nói thêm: "Tuy nhiên, mục tiêu là giảm doanh thu của Nga."
Người ta có thể đặt câu hỏi rằng khái niệm thị trường tự do đã đi đến đâu, nhưng từ lâu khái niệm này đã bị lu mờ theo thời gian. Câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng về giới hạn giá dầu mà Mỹ và EU đưa ra có thể hoạt động hay không. Nói cách khác, liệu Nga có chấp thuận một động thái như vậy không?
Theo logic cơ bản, nước này sẽ hiếm khi hoan nghênh việc áp đặt trần giá đối với hàng hóa dầu xuất khẩu của mình. Sergei Guriev, cựu nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, cho biết: “Đúng, Nga có thể từ chối bán dầu ở mức giá này. Tuy nhiên, xét thấy rằng nước này đã đủ tuyệt vọng để bán cho Trung Quốc và Ấn Độ với mức chiết khấu sâu như vậy, và giá năng lượng hiện tại vượt quá nhiều chi phí sản xuất, thì điều này là không thể chấp nhận được ". Hiểu một cách đơn giản, Nga đã bán rất nhiều dầu cho Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng với giá chiết khấu mạnh, chưa kể chi phí vận chuyển, sản xuất so với giá dầu Brent trên thị trường thì rõ ràng dầu Nga đang bị yếu thế.
Trên thực tế, dầu của Nga đang giao dịch với mức chiết khấu từ 30 USD trở lên so với dầu thô Brent. Nếu đặt cảm xúc sang một bên, rất khó để đánh giá liệu có sự tuyệt vọng trong việc mua bán dầu mỏ của Nga hay không.
Hiện Nga hiểu rõ rằng nếu châu Âu cố gắng trừng phạt họ vì các hoạt động quân sự tại Ukraine, quốc gia này sẽ phải định hướng lại các dòng chảy sang châu Á và đã chuẩn bị để làm như vậy.
Rõ ràng, Nga không thể đơn giản chuyển hướng tất cả các dòng dầu và nhiên liệu hiện đang chảy vào châu Âu cho Ấn Độ và Trung Quốc, nếu muốn cũng không thể nhanh chóng được. Điều này cho thấy Nga có thể sẵn sàng chịu một số tổn thất về doanh thu trong khi chờ quá trình chuyển hướng đang tiến hành theo đúng quy trình.
Hơn nữa, Nga có xu hướng lập ngân sách dựa trên giá dầu tương đối thấp. Chẳng hạn, siêu cường quốc này đã lập ngân sách cho 45 USD/ thùng dầu thô Brent vào năm ngoái. Năm ngoái, thu nhập từ dầu thực tế của họ đã vượt dự báo ban đầu hơn 51%. Được biết, Moscow lập ngân sách 44,20 USD/ thùng cho dầu Brent vào năm 2022.
Như ông Guriev đã chỉ ra, ngay cả với mức giá trần 70 USD/thùng, Nga sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán dầu so với ngân sách. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ rất vui khi trả giá dầu của Nga thậm chí còn thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Nga có đồng ý để đối thủ của mình trong trận chiến này ra lệnh bán dầu thô của mình với giá nào hay không.
Tuy nhiên, nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn là phải tìm ra cách áp dụng hạn chế giá dầu nếu Nga đồng ý. Theo hãng tin WSJ, một lựa chọn là tận dụng hoạt động kinh doanh bảo hiểm và yêu cầu chỉ bảo hiểm hàng hóa dầu của Nga dưới một ngưỡng giá nhất định. Một lựa chọn khác là áp dụng các hình phạt thứ cấp đối với những khách hàng mua dầu của Nga, mặc dù điều này có thể gây ra những phân nhánh ngoại giao bất lợi.
"Mục tiêu là hình thành một nhóm người mua hoặc thúc giục các nhà sản xuất lớn, đặc biệt là Opec, tăng sản lượng dầu lên thị trường năng lượng, điều hòa mức giá so với nguồn cung, đó có lẽ là cách tiếp cận thích hợp hơn", theo hãng tin Financial Times.
Lê Na (Theo Oil Price)