'Aquaman' dành hơn 10 năm lặn biển cứu san hô tại bán đảo Sơn Trà
10 năm là số thời gian mà anh Đào Đặng Công Trung, 44 tuổi, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã dành để lặn biển nhằm nhặt rác cứu san hô. Cảm hứng 'sống xanh' của anh nhanh chóng được lan tỏa đến nhiều bạn trẻ.
Ngâm mình để cứu san hô
Bán đảo Sơn Trà nổi tiếng là nơi có hệ sinh thái đa dạng nhưng còn khá nguyên sơ. Khi khách du lịch kéo tới đây thăm quan, tỷ lệ rác thải tại bán đảo tăng lên, nó tỷ lệ thuận với lượng du khách mỗi ngày.
Ngày nay khi tới bán đảo ta sẽ thấy hàng cát trắng, mặt biển trong xanh dù lượng rác ngày một tăng lên. Lý do là ở đây vào mỗi cuối tuần lại có những anh hùng “đi phượt” dưới mặt nước, nhặt từng bao túi nilon dưới rạn san hô lên trên bờ. Và người “tiên phong” cho hoạt động ý nghĩa này là anh Đào Đặng Công Trung, trú tại Đà Nẵng.
Chẳng thể đếm nổi bao nhiêu biệt danh mà người ta dành cho anh Trung vì hành trình bảo vệ môi trường chẳng ai giống ai của mình. “Người nhặt rác Sơn Trà”, “Chàng trai nghiện nhặt rác Sơn Trà” hay “Aquaman” là những cái tên thân thương mà người ta nhớ về anh, nhớ về hình ảnh một người đàn ông to khỏe với làn da rám nắng cùng chiếc xe máy và một mớ bao chai lọ chạy quanh núi.
Được biết, anh Trung hiện là quản lý cho một khu nghỉ dưỡng 5 sao nổi tiếng tại Đà nẵng. Dù bận rộn như vậy nhưng anh chưa dành thời gian để “đắm mình” trong biển và làm sạch từng rạn san hô. Anh chia sẻ hành động của mình xuất phát từ một lần lặn biển khoảng 10 năm trước. Vốn là người yêu biển nên các môn thể thao mà anh tham gia đều gắn với nước, bao gồm cả lặn biển. Trong một lần lặn ở Hòn Sụp, khi thấy cụm san hô xanh bị mành lưới cũ quấn chặt mà chết. Hình ảnh này ám ảnh anh mãi không thôi.
Kể từ đó mỗi lên lặn hay bơi anh Trung luôn mang theo túi để gỡ và nhặt rác biển. Cứ thế ngày qua ngày nó trở thành thói quen và một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh. Đứng trước cả rộng lớn anh tự vạch ra cho mình một lộ trình để bảo vệ môi trường biển Sơn Trà, cứu lấy những rạn san hô tuyệt đẹp.
Anh cũng đã bỏ ra cả trăm triệu để trang bị thiết bị chụp ảnh dưới nước, ghi lại hình ảnh rạn san hô Sơn Trà cùng mà truyền tải đến công chúng. Đặc biệt là hình ảnh những rạn san hô có rác thải hoặc lưới đánh bắt giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Chia sẻ về hành trình nhặt rác của mình, anh Trung cho biết nhặt rác dưới biển khó hơn nhặt rác trên cản rất nhiều vì rác cứ trườn theo con nước. Bởi vậy ta phải có kỹ năng thuần thục, hơi thở dài và chịu được áp lực nước mới có thể. Không những thế ở dưới biển còn có nhiều sinh vật độc như cá mặt quỷ. Nếu bị trúng độc có thể bị bất tỉnh, trong từng ấy thời gian may mắn là anh chưa bị tấn công lần nào những cơ thể cũng không ít vết thương vì va chạm với rạn đá ngầm.
Ngày đầu làm công việc này, nhiều người bảo anh Trung là gàn dở hay nhầm với công nhân môi trường thậm chí là vứt rác ngay trước mặt anh. Thế nhưng anh chẳng quan tâm mà chỉ tập trung vào công việc của mình, cứ làm từ ngày qua ngày và dần dần được mọi người công nhận.
Hãy sống như những chiếc lá
Sau nhiều năm, đồng hành cùng anh còn có nhiều cơ quan, các bạn sinh viên học sinh, doanh nghiệp với các chương trình thu gom rác quanh bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng. Ngoài ra còn có câu lạc bộ lặn biển tự do Danang Freediving, nơi hội ngộ của những con người yêu biển, yêu việc nhặt rác dưới đại dương.
Không chỉ trực tiếp nhặt rác, anh Trung còn đi học Chứng chỉ lặn biển Không giới hạn độ sâu do Hiệp hội Hướng dẫn viên lặn biển chuyên nghiệp (PADI) cấp để hướng dẫn, huấn luyện cho hàng trăm người cùng đam mê với môn lặn biển.
Tại thời điểm anh Trung chia sẻ câu chuyện của mình, nhóm Danang Freediving đã đạt 1.4000 thành viên chỉ sau 2 tháng thành lập. Một con số ấn tượng cho thấy sức tỏa lớn từ những hành động đẹp vì môi trường của anh.
Chị Nguyễn Thị Trà My một trong những thành viên đầu tiên của nhóm chỉ sẻ quá trình lặn mọi người trong nhóm đều hỗ trợ lẫn nhau. Ai lặn giỏi sẽ được giao cắt dây, lặn không sâu thì hỗ trợ vớt rác về bờ. Cứ thế những rặng san hô dần được cởi trói, bán đảo Sơn Trà trở nên trong xanh, nói không với rác thải.
Thời gian tới, nhóm Danang Freediving do anh Trung sáng lập sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng có thêm hoạt động ý nghĩa khác tại bán đảo Sơn Trà.
Bà Dương Thị Xuân Liễu, Trưởng Phòng Quản lý và khai thác du lịch Sơn Trà thuộc Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết hoạt động của anh Đào Đặng Công Trung và nhóm Đà Nẵng Free Diving rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ san hô ở bãi Nam. Thời gian quan các chương trình dọn rác, làm sạch san hô cũng được diễn ra thường xuyên.
Những hành động đẹp của anh Trung đã thực sự lan tỏa ra cộng đồng. Truyền đi tinh thần sống đẹp, sống xanh và “mãn nguyệt” với việc nhặt rác dưới đáy biển.