Aramco: Người đứng sau sau sự thịnh vượng của Arab Saudi
Kể từ khi phát hiện mỏ dầu đầu tiên ở Arab Saudi vào năm 1938, được gọi là 'giếng thịnh vượng', gã khổng lồ dầu mỏ Aramco đã tạo ra một khối tài sản khổng lồ cho vương quốc Arab Saudi.
Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ngày 14/9 vào các cơ sở của Aramco đã khiến một nửa sản lượng của công ty này, khoảng 6% nguồn cung toàn cầu, bị ngừng hoạt động. Điều này làm dấy lên sự lo ngại của giới đầu tư vào thời điểm công ty năng lượng lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới này đang chuẩn bị IPO.
Aramco được sinh ra từ một thỏa thuận nhượng bộ được ký kết năm 1933 bởi chính phủ Arab Saudi với Standard Oil Company of California. Việc thăm dò bắt đầu vào năm 1935 và ba năm sau, dầu bắt đầu chảy.
Năm 1949, sản lượng dầu của Aramco đạt mức kỷ lục 500.000 thùng mỗi ngày và tiếp tục tăng sau khi phát hiện ra các mỏ dầu lớn bao gồm Ghawar, lớn nhất thế giới, với trữ lượng khoảng 60 tỷ thùng.
Năm 1973, giữa lúc giá cả tăng vọt liên quan đến lệnh cấm vận dầu mỏ của Arab, áp đặt lên Hoa Kỳ vì sự ủng hộ của họ đối với Israel, chính phủ Ryadh đã mua 25% Aramco, tăng cổ phần lên 60% và trở thành cổ đông lớn.
Năm 1980, công ty được quốc hữu hóa và 8 năm sau, đổi tên thành Saudi Arabian Oil Company, hay Saudi Aramco.
Kể từ những năm 1990, Aramco đã đầu tư hàng trăm tỷ đô la vào các dự án mở rộng, nâng công suất sản xuất lên hơn 12 triệu thùng mỗi ngày.
Hiện tại, Aramco có khoảng 260 tỷ thùng trữ lượng dầu đã được chứng minh, đưa Arab Saudi đứng sau Venezuela, nơi có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Có trụ sở tại Dhahran, công ty cũng hoạt động trên phạm vi quốc tế, nơi họ đã nhân rộng các thương vụ mua lại và liên doanh. Aramco cũng đã xây dựng một mạng lưới đường ống và nhà máy lọc dầu trong nước và quốc tế và mở rộng sự hiện diện trong ngành hóa dầu.
Vào tháng 4/2019, tập đoàn này đã lần đầu tiên công bố lợi nhuận ròng 111,1 tỷ đô la trong năm 2018 và thu nhập hàng năm là 356 tỷ đô la.
Việc công bố này nhằm tăng tính minh bạch trước khi IPO, nền tảng của kế hoạch cải tổ mang tên "Tầm nhìn 2030" và được Thái tử Mohammed bin Salman đưa ra nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của vương quốc phụ thuộc dầu.
Ryad hy vọng sẽ nhận được 100 tỷ đô la bằng cách bán 5% cổ phần của Aramco trên cơ sở định giá của toàn bộ công ty ước tính trị giá 2 nghìn tỷ đô la.
Vụ IPO của Aramco đã bị trì hoãn nhiều lần, đặc biệt là do điều kiện thị trường bất lợi.