Armenia tuyên bố, 90% số tên lửa Iskander phóng đi đều... xịt

Phía Armenia vừa tuyên bố, nguyên nhân thất bại trong cuộc xung đột vừa rồi với Azerbaijan là do Nga, khi mà tổ hợp Iskander có tỷ lệ xịt và trượt mục tiêu lên tới 90%.

Theo thông tin vừa được trang Avia của Nga đăng tải, Thủ tướng Armenia ông Nikol Pashinyan cho biết, Armenia đã thua trong cuộc xung đột với Azerbaijan là do tổ hợp Iskander và do Nga.

Theo thông tin vừa được trang Avia của Nga đăng tải, Thủ tướng Armenia ông Nikol Pashinyan cho biết, Armenia đã thua trong cuộc xung đột với Azerbaijan là do tổ hợp Iskander và do Nga.

Cụ thể, ông Pashinyan khẳng định, Moscow đã hỗ trợ cho họ toàn vũ khí kém chất lượng, đặc biệt là các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander.

Cụ thể, ông Pashinyan khẳng định, Moscow đã hỗ trợ cho họ toàn vũ khí kém chất lượng, đặc biệt là các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander.

Theo tuyên bố được phía Armenia đưa ra, các tổ hợp tên lửa Iskander được nước này mua từ phía Nga đã tỏ ra rất kém hiệu quả trong thực chiến, bắn trượt mục tiêu hoàn toàn và không thể tạo ra những pha tấn công có hiệu quả về phía đối phương.

Theo tuyên bố được phía Armenia đưa ra, các tổ hợp tên lửa Iskander được nước này mua từ phía Nga đã tỏ ra rất kém hiệu quả trong thực chiến, bắn trượt mục tiêu hoàn toàn và không thể tạo ra những pha tấn công có hiệu quả về phía đối phương.

Nhiều nhất cũng chỉ có 10% số lượng tên lửa Iskander phóng đi được xác định là trúng mục tiêu, 90% còn lại chủ yếu bay trượt mục tiêu hoàn toàn, có nhiều tên lửa thậm chí còn không phát nổ khi bay hết tầm.

Nhiều nhất cũng chỉ có 10% số lượng tên lửa Iskander phóng đi được xác định là trúng mục tiêu, 90% còn lại chủ yếu bay trượt mục tiêu hoàn toàn, có nhiều tên lửa thậm chí còn không phát nổ khi bay hết tầm.

So với việc bay trượt mục tiêu, việc tên lửa không phát nổ còn nguy hiểm hơn nhiều vì nó sẽ có thể tạo ra thương vong ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc từ lâu.

So với việc bay trượt mục tiêu, việc tên lửa không phát nổ còn nguy hiểm hơn nhiều vì nó sẽ có thể tạo ra thương vong ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc từ lâu.

Trong cuộc xung đột kéo dài 44 ngày giữa Armenia và Azerbaijan, tổ hợp Iskander của Nga vốn dĩ cũng đã để lại nhiều dấu hỏi lớn, về khả năng tác chiến cũng như về hiệu quả của chúng trong thực chiến.

Trong cuộc xung đột kéo dài 44 ngày giữa Armenia và Azerbaijan, tổ hợp Iskander của Nga vốn dĩ cũng đã để lại nhiều dấu hỏi lớn, về khả năng tác chiến cũng như về hiệu quả của chúng trong thực chiến.

Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, khi phía Armenia chính thức lên tiếng xác nhận, giới quan sát mới có thể kết luận chính xác về hiệu quả của loại vũ khí này trong cuộc xung đột vừa diễn ra tại đây.

Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, khi phía Armenia chính thức lên tiếng xác nhận, giới quan sát mới có thể kết luận chính xác về hiệu quả của loại vũ khí này trong cuộc xung đột vừa diễn ra tại đây.

Truyền thông Armenia cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi về chất lượng của những tổ hợp Iskander. Vấn đề chính ở đây là, liệu Armenia đã bảo dưỡng, bảo quản và sử dụng Iskander của Nga không đúng cách, hay vốn dĩ tổ hợp này là vô dụng.

Truyền thông Armenia cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi về chất lượng của những tổ hợp Iskander. Vấn đề chính ở đây là, liệu Armenia đã bảo dưỡng, bảo quản và sử dụng Iskander của Nga không đúng cách, hay vốn dĩ tổ hợp này là vô dụng.

Ngoài ra, truyền thông nước này cũng đặt dấu hỏi lớn về việc ai sẽ phải chịu trách nhiệm, trách nhiệm với thất bại của Armenia và trách nhiệm với việc mua vũ khí kém chất lượng từ phía Nga.

Ngoài ra, truyền thông nước này cũng đặt dấu hỏi lớn về việc ai sẽ phải chịu trách nhiệm, trách nhiệm với thất bại của Armenia và trách nhiệm với việc mua vũ khí kém chất lượng từ phía Nga.

Bản thân Moscow vẫn chưa có lời hồi đáp chính thức về cáo buộc này từ phía Armenia. Trong khi đó truyền thông Nga lại cho rằng, nhiều khả năng do yếu tố con người của Armenia kém, không thể bảo dưỡng và vận hành đúng cách tổ hợp vũ khí tối tân này.

Bản thân Moscow vẫn chưa có lời hồi đáp chính thức về cáo buộc này từ phía Armenia. Trong khi đó truyền thông Nga lại cho rằng, nhiều khả năng do yếu tố con người của Armenia kém, không thể bảo dưỡng và vận hành đúng cách tổ hợp vũ khí tối tân này.

Iskander là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật do Nga sản xuất, được ra đời để thay thế SS-23 Spider. Tổ hợp tên lửa này có tầm bắn tối đa 500 km.

Iskander là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật do Nga sản xuất, được ra đời để thay thế SS-23 Spider. Tổ hợp tên lửa này có tầm bắn tối đa 500 km.

Đạn tên lửa của Iskander sau khi khai hỏa sẽ bay với tốc độ 2000 mét/giây, độ lệch tâm tối đa ở tầm bay lớn nhất theo quảng cáo của Nga chỉ là 7 mét.

Đạn tên lửa của Iskander sau khi khai hỏa sẽ bay với tốc độ 2000 mét/giây, độ lệch tâm tối đa ở tầm bay lớn nhất theo quảng cáo của Nga chỉ là 7 mét.

Armenia hiện đang sở hữu 25 tổ hợp loại này, các tổ hợp tên lửa Iskander của Armenia đã bất ngờ xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2016. Tuy nhiên phải tới năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Armenia mới xác nhận toàn bộ các tổ hợp xuất hiện trong duyệt binh đều thuộc sở hữu của quân đội nước này. Nguồn ảnh: BMDP.

Armenia hiện đang sở hữu 25 tổ hợp loại này, các tổ hợp tên lửa Iskander của Armenia đã bất ngờ xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2016. Tuy nhiên phải tới năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Armenia mới xác nhận toàn bộ các tổ hợp xuất hiện trong duyệt binh đều thuộc sở hữu của quân đội nước này. Nguồn ảnh: BMDP.

Cận cảnh pha phóng thử đầy uy lực của tổ hợp tên lửa Iskander trong biên chế Quân đội Nga.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/armenia-tuyen-bo-90-so-ten-lua-iskander-phong-di-deu-xit-1503249.html