ASEAN đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 15-1 của Ủy ban Các đại diện thường trực tại ASEAN (CPR), cuộc họp đầu tiên trong năm 2021, Tổng Thư ký ASEAN Lim Giốc Hoi một lần nữa chúc mừng Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. TTXVN dẫn lời Tổng Thư ký ASEAN nhấn mạnh, ASEAN đánh giá cao vai trò lãnh đạo và sự kiên trì của Việt Nam trong dẫn dắt Hiệp hội tiếp tục lộ trình đạt các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như thúc đẩy các nỗ lực chung của ASEAN ứng phó đại dịch Covid-19.
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 15-1 của Ủy ban Các đại diện thường trực tại ASEAN (CPR), cuộc họp đầu tiên trong năm 2021, Tổng Thư ký ASEAN Lim Giốc Hoi một lần nữa chúc mừng Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. TTXVN dẫn lời Tổng Thư ký ASEAN nhấn mạnh, ASEAN đánh giá cao vai trò lãnh đạo và sự kiên trì của Việt Nam trong dẫn dắt Hiệp hội tiếp tục lộ trình đạt các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như thúc đẩy các nỗ lực chung của ASEAN ứng phó đại dịch Covid-19.
* Trang mạng eurasiantimes.com dẫn nhận định của Bộ phận phân tích thông tin (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (The Economist) của Anh cho rằng, Việt Nam đã vượt một số nền kinh tế mới nổi để trở thành điểm đến hấp dẫn với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Báo cáo cho rằng, FDI của Việt Nam đạt trung bình hơn 6% GDP và đây là tỷ lệ cao hơn bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào. Theo EIU, yếu tố khiến Việt Nam hấp dẫn là nhờ khuyến khích các doanh nghiệp quốc tế thành lập cơ sở sản xuất sản phẩm công nghệ cao, chính sách thân thiện với nhà đầu tư và luôn được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhu cầu thị trường...
* Trong báo cáo công bố ngày 13-1, có tựa đề “Ngôi sao đang lên: Vai trò của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng đang thay đổi tại châu Á”, EIU cũng đánh giá, Việt Nam tiếp tục là thành tố trung tâm của các chuỗi cung ứng đang biến đổi và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia, những điểm mạnh nổi bật về môi trường kinh doanh của Việt Nam so các nước trong khu vực gồm chính sách thuế và FDI, cùng các biện pháp kiểm soát ngoại thương và hối đoái. Những yếu tố này được củng cố nhờ sự ổn định chính trị ở mức cao hơn so hầu hết các nước trong khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương tự Việt Nam.