Australia bàng hoàng trước trận ngập nghiêm trọng nhất nhiều thập kỷ

Chỉ một năm sau đợt hạn hán và cháy rừng lịch sử, Australia lại đang gánh chịu trận ngập nghiêm trọng nhất trong vài thập kỷ qua.

 Nhiều căn nhà, tuyến đường và gia súc tại Australia bị nước lũ cuốn trôi hoặc rơi vào tình cảnh cô lập giữa biển nước vì trận ngập nghiêm trọng nhất vùng duyên hải phía đông trong nhiều thập kỷ qua. Theo BBC, một phần bang New South Wales ghi nhận lượng mưa ngày 22/3 lên đến 1 m. Lượng mưa có thể đạt đỉnh trong ngày 23/3. Hàng nghìn người đã được sơ tán. Ảnh: AFP.

Nhiều căn nhà, tuyến đường và gia súc tại Australia bị nước lũ cuốn trôi hoặc rơi vào tình cảnh cô lập giữa biển nước vì trận ngập nghiêm trọng nhất vùng duyên hải phía đông trong nhiều thập kỷ qua. Theo BBC, một phần bang New South Wales ghi nhận lượng mưa ngày 22/3 lên đến 1 m. Lượng mưa có thể đạt đỉnh trong ngày 23/3. Hàng nghìn người đã được sơ tán. Ảnh: AFP.

 Vẫn chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận tại bang New South Wales. Thủ hiến bang Gladys Berejiklian gọi diễn biến này là "một phép màu giữa tình cảnh hiện nay". Trả lời chất vấn quốc hội, Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo "những nguy cơ nghiêm trọng vẫn còn trước mắt". Theo BBC, khoảng 18.000 người đã được sơ tán ở New South Wales. Ảnh: AFP.

Vẫn chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận tại bang New South Wales. Thủ hiến bang Gladys Berejiklian gọi diễn biến này là "một phép màu giữa tình cảnh hiện nay". Trả lời chất vấn quốc hội, Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo "những nguy cơ nghiêm trọng vẫn còn trước mắt". Theo BBC, khoảng 18.000 người đã được sơ tán ở New South Wales. Ảnh: AFP.

 Bang New South Wales sẽ hứng chịu lượng mưa lớn nhất trong ngày 23/3 khi hai hiện tượng thời tiết từ ngoài khơi lẫn lục địa hợp nhất. Theo Cục Khí tượng Australia, đợt mưa và ngập lụt ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng trên một vùng lãnh thổ với diện tích bằng bang Alaska, trải rộng từ vùng duyên hải bang New South Wales đến tận vùng Lãnh thổ Phía bắc của nước này. Gần như mọi bang và vùng lãnh thổ Australia, trừ khu vực Tây Australia, đều có báo động. Tổng số người thuộc diện cảnh báo lên đến 10 triệu. Ảnh: AFP.

Bang New South Wales sẽ hứng chịu lượng mưa lớn nhất trong ngày 23/3 khi hai hiện tượng thời tiết từ ngoài khơi lẫn lục địa hợp nhất. Theo Cục Khí tượng Australia, đợt mưa và ngập lụt ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng trên một vùng lãnh thổ với diện tích bằng bang Alaska, trải rộng từ vùng duyên hải bang New South Wales đến tận vùng Lãnh thổ Phía bắc của nước này. Gần như mọi bang và vùng lãnh thổ Australia, trừ khu vực Tây Australia, đều có báo động. Tổng số người thuộc diện cảnh báo lên đến 10 triệu. Ảnh: AFP.

 Cục Khí tượng Australia dự báo New South Wales trong ngày 23/3 sẽ gia tăng lượng mưa, xuất hiện tình trạng gió lớn, sóng gây thiệt hại nghiêm trọng và thủy triều cao đặc biệt bất thường. Đợt thiên tai này vẫn có khả năng kéo dài. Justin Field, chuyên gia lũ lụt của Cục Khí tượng Australia, chia sẻ: "Tôi đã dự báo lũ cho cơ quan suốt 20 năm. Đây là trận ngập nghiêm trọng nhất tôi từng trải qua và dự báo. Chúng tôi phải giám sát lũ từ Queensland đến tận Victoria". Ảnh: AFP.

Cục Khí tượng Australia dự báo New South Wales trong ngày 23/3 sẽ gia tăng lượng mưa, xuất hiện tình trạng gió lớn, sóng gây thiệt hại nghiêm trọng và thủy triều cao đặc biệt bất thường. Đợt thiên tai này vẫn có khả năng kéo dài. Justin Field, chuyên gia lũ lụt của Cục Khí tượng Australia, chia sẻ: "Tôi đã dự báo lũ cho cơ quan suốt 20 năm. Đây là trận ngập nghiêm trọng nhất tôi từng trải qua và dự báo. Chúng tôi phải giám sát lũ từ Queensland đến tận Victoria". Ảnh: AFP.

 Trả lời chất vấn quốc hội ngày 22/3, Thủ tướng Scott Morrison thông báo khoảng 1.400 nhân viên cứu hộ đã thực hiện hơn 700 cuộc giải cứu và phản hồi hơn 7.500 yêu cầu trợ giúp vì lũ lụt riêng tại New South Wales. Ông nhấn mạnh tình hình lũ lụt vẫn diễn biến phức tạp và cực kỳ nghiêm trọng. Thủ tướng Australia gọi trận ngập lần này là sự kiện "50 năm mới có một lần". Quân đội đã được triển khai hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn ở khu vực. Ảnh: Reuters.

Trả lời chất vấn quốc hội ngày 22/3, Thủ tướng Scott Morrison thông báo khoảng 1.400 nhân viên cứu hộ đã thực hiện hơn 700 cuộc giải cứu và phản hồi hơn 7.500 yêu cầu trợ giúp vì lũ lụt riêng tại New South Wales. Ông nhấn mạnh tình hình lũ lụt vẫn diễn biến phức tạp và cực kỳ nghiêm trọng. Thủ tướng Australia gọi trận ngập lần này là sự kiện "50 năm mới có một lần". Quân đội đã được triển khai hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn ở khu vực. Ảnh: Reuters.

 Hơn 200 trường học tại bang New South Wales buộc phải đóng cửa ngày 23/3. Nước đã tràn đập ở thành phố Sydney và một số vùng tại bang Queensland phía đông nam Australia. Người dân tại 15 vùng đất thấp được yêu cầu sơ tán khỏi vùng lũ, đến nhà người thân, bạn bè hoặc trung tâm cộng đồng đến lánh nạn. Tại vùng duyên hải trung - bắc New South Wales, khoảng 15.000 người đã nhận lệnh sơ tán. Thủ phủ Sydney có khoảng 3.000 trường hợp buộc phải sơ tán. Chính phủ Thủ tướng Morrison sẽ hỗ trợ khoảng 775 USD cho người trưởng thành và 310 USD cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ảnh: New York Times.

Hơn 200 trường học tại bang New South Wales buộc phải đóng cửa ngày 23/3. Nước đã tràn đập ở thành phố Sydney và một số vùng tại bang Queensland phía đông nam Australia. Người dân tại 15 vùng đất thấp được yêu cầu sơ tán khỏi vùng lũ, đến nhà người thân, bạn bè hoặc trung tâm cộng đồng đến lánh nạn. Tại vùng duyên hải trung - bắc New South Wales, khoảng 15.000 người đã nhận lệnh sơ tán. Thủ phủ Sydney có khoảng 3.000 trường hợp buộc phải sơ tán. Chính phủ Thủ tướng Morrison sẽ hỗ trợ khoảng 775 USD cho người trưởng thành và 310 USD cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ảnh: New York Times.

 Tình trạng mưa lũ nghiêm trọng tại đông Australia hiện nay là cảnh tượng trái ngược hoàn toàn với những diễn biến khí hậu cực đoan chỉ một năm trước. Nhiều địa phương tại Australia vào cuối năm 2019 và năm 2020 đã trải qua hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng nhất lịch sử. Theo các chuyên gia, phía đông Australia đang gánh chịu hiện lượng La Nina, với mưa lớn và nhiều trận bão xuất hiện trong mùa hè. Ảnh: New York Times.

Tình trạng mưa lũ nghiêm trọng tại đông Australia hiện nay là cảnh tượng trái ngược hoàn toàn với những diễn biến khí hậu cực đoan chỉ một năm trước. Nhiều địa phương tại Australia vào cuối năm 2019 và năm 2020 đã trải qua hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng nhất lịch sử. Theo các chuyên gia, phía đông Australia đang gánh chịu hiện lượng La Nina, với mưa lớn và nhiều trận bão xuất hiện trong mùa hè. Ảnh: New York Times.

 Trong 3 năm mưa nhiều nhất lịch sử Australia, có đến 2 năm xảy ra hiện tượng La Nina. Thông thường, lượng mưa vào giai đoạn này sẽ tăng khoảng 20% từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ở khu vực đông Australia. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang khiến cho tác động của La Nina lớn hơn trước và các kiểu khí hậu cũng trở nên thất thường. Ảnh: New York Times.

Trong 3 năm mưa nhiều nhất lịch sử Australia, có đến 2 năm xảy ra hiện tượng La Nina. Thông thường, lượng mưa vào giai đoạn này sẽ tăng khoảng 20% từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ở khu vực đông Australia. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang khiến cho tác động của La Nina lớn hơn trước và các kiểu khí hậu cũng trở nên thất thường. Ảnh: New York Times.

 Shane Fitzsimmons, ủy viên về chống chọi thiên tai của bang New South Wales, gọi trận lụt năm nay là thảm họa quy mô lớn. Vị trí của ông được chính quyền bang quy hoạch sau đợt cháy rừng năm 2020, khi tổng số vụ cháy trên cả Australia có diện tích còn lớn một số quốc gia châu Âu. Năm nay, các trận giông bão liên tiếp đang khiến mực nước nhiều dòng sông vượt mức kỷ lục kể từ thập niên 1960. Ảnh: New York Times.

Shane Fitzsimmons, ủy viên về chống chọi thiên tai của bang New South Wales, gọi trận lụt năm nay là thảm họa quy mô lớn. Vị trí của ông được chính quyền bang quy hoạch sau đợt cháy rừng năm 2020, khi tổng số vụ cháy trên cả Australia có diện tích còn lớn một số quốc gia châu Âu. Năm nay, các trận giông bão liên tiếp đang khiến mực nước nhiều dòng sông vượt mức kỷ lục kể từ thập niên 1960. Ảnh: New York Times.

 Theo các nhà khoa học, những trận thiên tai kéo dài và "kỷ lục" trong hai năm qua đã trở thành "bình thường mới" đối với Australia. Quốc gia ở bán cầu Nam đang hứng chịu ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ nắng nóng vào bão nhiệt đến mưa lớn nghiêm trọng chỉ trong một giai đoạn ngắn. Australia đã cảm nhận rõ nhất những tác động từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, khi nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1,1 độ C so với giai đoạn trước cách mạng công nghiệp. Ảnh: Reuters.

Theo các nhà khoa học, những trận thiên tai kéo dài và "kỷ lục" trong hai năm qua đã trở thành "bình thường mới" đối với Australia. Quốc gia ở bán cầu Nam đang hứng chịu ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ nắng nóng vào bão nhiệt đến mưa lớn nghiêm trọng chỉ trong một giai đoạn ngắn. Australia đã cảm nhận rõ nhất những tác động từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, khi nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1,1 độ C so với giai đoạn trước cách mạng công nghiệp. Ảnh: Reuters.

 "Có mối liên hệ rất rõ giữa nóng lên toàn cầu và lượng mưa nghiêm trọng. Chúng ta đã có nhiều bằng chứng khoa học thuyết phục cho thấy tình trạng mưa cực đoan đang ngày một nghiêm trọng hơn vì nóng lên toàn cầu", Andy Pitman, chuyên gia nghiên cứu các hiện tượng khí hậu cực đoan tại Đại học New South Wales, nhận định. Tuy nhiên, chính phủ theo lập trường bảo thủ của Thủ tướng Scott Morrison vẫn chưa có nhiều hành động chống biến đổi khí hậu, phần lớn để bảo vệ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của nước này. Ảnh: Reuters.

"Có mối liên hệ rất rõ giữa nóng lên toàn cầu và lượng mưa nghiêm trọng. Chúng ta đã có nhiều bằng chứng khoa học thuyết phục cho thấy tình trạng mưa cực đoan đang ngày một nghiêm trọng hơn vì nóng lên toàn cầu", Andy Pitman, chuyên gia nghiên cứu các hiện tượng khí hậu cực đoan tại Đại học New South Wales, nhận định. Tuy nhiên, chính phủ theo lập trường bảo thủ của Thủ tướng Scott Morrison vẫn chưa có nhiều hành động chống biến đổi khí hậu, phần lớn để bảo vệ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của nước này. Ảnh: Reuters.

Thanh Danh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/australia-bang-hoang-truoc-tran-ngap-nghiem-trong-nhat-nhieu-thap-ky-post1196105.html