Ba bảo tháp Phật giáo nổi tiếng nhất ba miền Bắc - Trung - Nam

Dù có khác biệt lớn về niên đại, kiến trúc, quy mô và vùng địa lý, ba tòa bào tháp Phật giáo này có điểm chung là đều được người Việt khắp xa gần biết đến. Đó là những tòa tháp nào?

1. Được dựng năm 1305, tháp Phổ Minh là công trình nổi bật của chùa Phổ Minh, ngôi chùa cổ có từ thời Trần ở tỉnh Nam Định. Xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 100 đồng phát hành năm 1991, hình ảnh tòa bảo tháp này đã trở nên quen thuộc với hàng chục triệu người Việt.

1. Được dựng năm 1305, tháp Phổ Minh là công trình nổi bật của chùa Phổ Minh, ngôi chùa cổ có từ thời Trần ở tỉnh Nam Định. Xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 100 đồng phát hành năm 1991, hình ảnh tòa bảo tháp này đã trở nên quen thuộc với hàng chục triệu người Việt.

Về mặt kiến trúc, tháp cao khoảng 19 mét, gồm 14 tầng, nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.

Về mặt kiến trúc, tháp cao khoảng 19 mét, gồm 14 tầng, nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.

Theo sử sách, vua Trần Nhân Tông đã từng ca ngợi vẻ đẹp của tháp Phổ Minh bằng bốn câu thơ: “Sư về trong viện câu kinh vắng / Quán ở bên sông bóng nguyệt treo / Ba chục cung tiên cây tháp đặt / Trăm ngàn cõi Phật tiếng triều reo”.

Theo sử sách, vua Trần Nhân Tông đã từng ca ngợi vẻ đẹp của tháp Phổ Minh bằng bốn câu thơ: “Sư về trong viện câu kinh vắng / Quán ở bên sông bóng nguyệt treo / Ba chục cung tiên cây tháp đặt / Trăm ngàn cõi Phật tiếng triều reo”.

Có thể nói, tháp Phổ Minh là một trong những dấu tích quan trọng nhất còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần, một triều đại vàng son trong lịch sử Việt Nam.

Có thể nói, tháp Phổ Minh là một trong những dấu tích quan trọng nhất còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần, một triều đại vàng son trong lịch sử Việt Nam.

1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của Cố đô Huế kể từ thời nhà Nguyễn đến nay. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.

1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của Cố đô Huế kể từ thời nhà Nguyễn đến nay. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.

Về mặt kiến trúc, tháp cao 21 mét, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.

Về mặt kiến trúc, tháp cao 21 mét, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.

Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng và bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.

Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng và bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.

Cửa tháp thường xuyên khóa kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...

Cửa tháp thường xuyên khóa kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...

3. Nằm bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tháp Quán Thế Âm của chùa Vĩnh Nghiêm là hình ảnh ghi dấu vào tâm trí du khách trong và ngoài nước mỗi khi di chuyển giữa sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm TP. HCM. Tháp được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1964-1971.

3. Nằm bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tháp Quán Thế Âm của chùa Vĩnh Nghiêm là hình ảnh ghi dấu vào tâm trí du khách trong và ngoài nước mỗi khi di chuyển giữa sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm TP. HCM. Tháp được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1964-1971.

Là công trình mang tính điểm nhấn của ngôi chùa hút khách bậc nhất thành phố, tháp được xây 7 tầng, cao gần 40 mét. Lối vào tháp nằm bên phải Phật điện.

Là công trình mang tính điểm nhấn của ngôi chùa hút khách bậc nhất thành phố, tháp được xây 7 tầng, cao gần 40 mét. Lối vào tháp nằm bên phải Phật điện.

Các tầng của tháp Quán Thế Âm có bình diện hình vuông, mỗi cạnh rộng 6 mét. Đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu.

Các tầng của tháp Quán Thế Âm có bình diện hình vuông, mỗi cạnh rộng 6 mét. Đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu.

Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng được coi là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của người Việt thế kỷ 20.

Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng được coi là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của người Việt thế kỷ 20.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-bao-thap-phat-giao-noi-tieng-nhat-ba-mien-bac-trung-nam-1736471.html