" Đồng tử kép" là hiện tượng một mắt có hai đồng tử. Trên thế giới có rất ít trường hợp có những đôi mắt như vậy. Trung Quốc thời phong kiến có những ghi chép về việc này.
Theo quan niệm của người Trung Quốc thời xưa, "đồng tử kép" được xem là dấu hiệu của một con người vĩ đại, có tầm ảnh hưởng lớn. Họ là những nhân vật xuất chúng trong xã hội như danh tướng, thánh nhân, vương tôn quý tộc, thậm chí là hoàng đế.
Một số ghi chép lịch sử đã có những mô tả về các nhân vật nổi tiếng có "đồng tử kép". Thương Hiệt là một trong số đó. Ông được hậu thế biết đến là thánh tổ của chữ Hán.
Theo các chuyên gia, Thương Hiệt đã sáng tạo ra các ký tự, mở đầu cho văn hóa chữ viết ở Trung Quốc. Khác với người bình thường, ông có đôi mắt "đồng tử kép". Nhiều người tin rằng, đôi mắt của ông là biểu hiện của sự thông tuệ, am tường nhiều lĩnh vực.
Nổi tiếng không kém Thương Hiệt là Đế Thuấn. Ông là một trong những vị vua huyền thoại trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Trong thời gian trị vì đất nước, Đế Thuấn giỏi xử lý chuyện triều chính, người dân an cư lạc nghiệp. Ông hoàng này có đôi mắt “đồng tử kép”.
Người ta cho rằng, đôi mắt đặc biệt của Đế Thuấn là dấu hiệu của bậc chí tôn, mang trong người thiên mệnh, giúp dân chúng có cuộc sống thái bình, thịnh vượng.
Tương truyền, Tần Thủy Hoàng cũng có đôi mắt “đồng tử kép”. Hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất nổi tiếng với tài trị nước cũng như tài cầm quân.
Sau khi lên ngôi vua, Tần Thủy Hoàng đã dẫn quân chinh chiến, thực hiện các chiến dịch quân sự. Nhờ đó, ông tiêu diệt 6 nước chư hầu và trở thành một trong những hoàng đế có ảnh hưởng nhất lịch sử Trung Quốc. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.
Tâm Anh (TH)