Bà bầu mắc quai bị có gây dị tật cho thai nhi?
Bà bầu mắc quai bị nguy hiểm nhất ở ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Quai bị ở bà bầu nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc dị tật,...
Nội dung:
1. Bà bầu mắc quai bị thường có biểu hiện gì?
2. Bà bầu mắc quai bị ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
2.1. Bà bầu mắc quai bị vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có làm tăng nguy cơ dị tật?
2.2. Bà bầu mắc quai bị ở 3 tháng giữa thai kỳ có gây dị tật cho thai nhi không?
3. Các xử lý khi bà bầu mắc quai bị
Bà bầu mắc quai bị thường xuất hiện các triệu chứng nặng hơn so với người thường. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt cao, nhức đầu, suy nhược, hàm sưng to ở một hoặc hai bên, đau đớn khi ăn hoặc nói chuyện,... Quai bị rất nguy hiểm cho bà bầu nếu không được phát hiện sớm. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như suy tim, viêm màng não,...ở mẹ. Gây sảy thai, thai sinh non hoặc thai chết lưu,...nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bà bầu mắc quai bị có gây dị tật cho thai nhi không?
1. Bà bầu mắc quai bị thường có biểu hiện gì?
Quai bị là một loại bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt do siêu virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân ở trẻ em, phụ nữ mang thai và những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Bàu bầu mắc quai bị thường có triệu chứng nặng hơn so với trẻ em hoặc người bình thường. Nguyên nhân mắc bệnh thường là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh qua đường hô hấp, ăn uống, vật dụng cá nhân,...
Thời gian lây bệnh quai bị có thể kéo dài từ 6 ngày đến 2 tuần với các dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao từ 38 - 40 độ trong giai đoạn khởi phát. Kèm theo nhức đầu buồn nôn, suy nhược cơ thể.
Xuất hiện viêm tuyến mang tai, sưng đau ở một hoặc cả hai bên, căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, ấn đau sau sốt từ 24 - 48 tiếng.
Nước bọt ít, quánh, đau khi há miệng, nhai nuốt, họng viêm đỏ,...
Các chuyên gia cho biết có tới 1/3 trường hợp thai phụ mắc quai bị không có biểu hiện. Đây là những trường hợp dễ gặp biến chứng nguy hiểm nhất do không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
2. Bà bầu mắc quai bị ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Các chuyên gia cho biết bà mầu mắc quai bị vô cùng nguy hiểm. Bởi bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ qua những dấu hiệu nặng mà còn ngăn cản sự phát triển của thai nhi. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai nhi dị dạng. Đặc biệt là khi bà bầu mắc quai bị vào ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ.
Virus quai bị có tính hòa tan tế bào, gây viêm nhiễm buồng trứng. Không chỉ vậy, nó còn khiến tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai. Phụ nữ mang thai mắc quai bị dẫn đến cơ thể suy nhược, khó khăn khi ăn uống. Vì thế dẫn đến trường hợp thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
2.1. Bà bầu mắc quai bị vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có làm tăng nguy cơ dị tật?
Trong trường hợp mẹ bầu mắc quai bị vào 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con dị dạng. Bà bầu mắc quai bị vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Mặc dù mắc quai bị trong thời kỳ mang thai khiến tình trạng nhiễm siêu vi mạnh hơn, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở người mẹ. Tuy nhiên nó không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đồng thời không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này.
2.2. Bà bầu mắc quai bị ở 3 tháng giữa thai kỳ có gây dị tật cho thai nhi không?
Một số trường hợp bà bầu mắc quai bị vào các tháng 4, 5, 6 của thai kỳ mặc dù cũng nguy hiểm nhưng ít nguy cơ biến chứng hơn. Đồng thời cũng ít ảnh hưởng hơn đến sự phát triển của bào thai.
Các bác sĩ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại rất hiếm gặp trường hợp trẻ em bị dị tật sau sinh do mẹ mắc quai bị. Thậm chí chưa có nghiên cứu nào cho thấy virus quai bị có tính tức gây biến đổi thai nhi. Chỉ một vài trường hợp cực kỳ hiếm cho thấy trẻ em có thể bị di tật viêm tuyến mang tai sau sinh hoặc 10 ngày sau khi sinh.
Điều này cho thấy tỉ lệ dị tật thai nhi rất hiếm gặp. Do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu mắc quai bị vào các tháng giữa thai kỳ.
3. Cách xử lý khi bà bầu mắc quai bị
Nếu chẳng may bị mắc quai bị khi mang thai, mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi chỉ cần phát hiện sớm và điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó khi được chẩn đoán quai bị các mẹ nên xử lý như sau:
- Thực hiện đúng phác đồ điều trị, theo dõi chặt chẽ các tình huống bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Tiến hành cách ly ít nhất 2 tuần từ khi phát hiện bệnh. Không đến nơi đông người hoặc khu vực công cộng.
- Kiêng nước lạnh, kiêng gió, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
- Kiêng đồ chua, đồ uống có chất kích thích, không ăn đồ nếp và các loại thực phẩm khó tiêu.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi quai bị được điều trị khỏi, bà bầu cần thường xuyên khám thai để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể.
Bà bầu mắc quai bị tuy rất nguy hiểm nhưng nếu được theo dõi, điều trị tốt vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường. Tỷ lệ di tật thai nhi do quai bị ở mẹ không đáng kể nên bạn có thể yên tâm.