Ba Lan chi 100 triệu USD để mua tên lửa chống tăng Spike từ Israel

Bộ Quốc phòng Ba Lan thông báo rằng họ đang tiến hành mua lô tên lửa chống tăng Spike với tổng trị giá khoảng 100 triệu USD từ liên doanh Rafael - Mesko.

Mesko là đối tác tại Ba Lan của tập đoàn công nghiệp vũ khí Rafale từ Israel, họ đã sản xuất nhiều chủng loại vũ khí bao gồm cả tên lửa chống tăng Spike.

Mesko là đối tác tại Ba Lan của tập đoàn công nghiệp vũ khí Rafale từ Israel, họ đã sản xuất nhiều chủng loại vũ khí bao gồm cả tên lửa chống tăng Spike.

Mesko và Rafael đã hợp tác kể từ năm 2003, vì thế thương vụ cung cấp tên lửa chống tăng Spike này khi đạt được thỏa thuận sẽ cho phép chúng được sản xuất hoàn toàn tại Ba Lan.

Mesko và Rafael đã hợp tác kể từ năm 2003, vì thế thương vụ cung cấp tên lửa chống tăng Spike này khi đạt được thỏa thuận sẽ cho phép chúng được sản xuất hoàn toàn tại Ba Lan.

Khả năng sản xuất của Mesko rất đáng nể, họ có thể sản xuất hàng ngàn tên lửa một năm.

Khả năng sản xuất của Mesko rất đáng nể, họ có thể sản xuất hàng ngàn tên lửa một năm.

Việc hợp tác giữa Rafael và Mesko đã giúp cho nền công nghiệp quốc phòng Ba Lan phát triển, họ có thể sản xuất được nhiều chủng loại vũ khí tinh vi.

Việc hợp tác giữa Rafael và Mesko đã giúp cho nền công nghiệp quốc phòng Ba Lan phát triển, họ có thể sản xuất được nhiều chủng loại vũ khí tinh vi.

Thỏa thuận trị giá 100 triệu USD này đã cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ba Lan và Israel thêm khăng khít.

Thỏa thuận trị giá 100 triệu USD này đã cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ba Lan và Israel thêm khăng khít.

Spike là tổ hợp tên lửa chống tăng do công ty Rafael nghiên cứu phát triển với các phiên bản khác nhau để bộ binh mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới và trực thăng vũ trang.

Spike là tổ hợp tên lửa chống tăng do công ty Rafael nghiên cứu phát triển với các phiên bản khác nhau để bộ binh mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới và trực thăng vũ trang.

Tương tự Javelin của Mỹ, tên lửa chống tăng Spike sử dụng nguyên lý dẫn tự động.

Tương tự Javelin của Mỹ, tên lửa chống tăng Spike sử dụng nguyên lý dẫn tự động.

Tuy nhiên khác ở chỗ lệnh truyền của xạ thủ đến tên lửa bằng sợi quang để điều khiển tên lửa đang bay và bắt mục tiêu sau khi phóng, nhờ đó sẽ mở rộng khả năng chiến đấu của tên lửa.

Tuy nhiên khác ở chỗ lệnh truyền của xạ thủ đến tên lửa bằng sợi quang để điều khiển tên lửa đang bay và bắt mục tiêu sau khi phóng, nhờ đó sẽ mở rộng khả năng chiến đấu của tên lửa.

Tên lửa được lắp các kiểu đầu tự dẫn khác nhau.

Tên lửa được lắp các kiểu đầu tự dẫn khác nhau.

Đối với Spike, mối liên hệ giữa xạ thủ với tên lửa sau khi bắn duy nhất nhờ vào đường truyền tín hiệu điều khiển thông qua sợi quang

Đối với Spike, mối liên hệ giữa xạ thủ với tên lửa sau khi bắn duy nhất nhờ vào đường truyền tín hiệu điều khiển thông qua sợi quang

Tên lửa Spike có vận tốc trung bình trên đường bay từ 130 m/s - 180 m/s, đối với tên lửa Spike-LR thời gian bay ở tầm bắn xa nhất mất 26 giây.

Tên lửa Spike có vận tốc trung bình trên đường bay từ 130 m/s - 180 m/s, đối với tên lửa Spike-LR thời gian bay ở tầm bắn xa nhất mất 26 giây.

Tùy theo đối tượng tác chiến, Spike được lắp các kiểu đầu nổ khác nhau như xuyên lõm tandem, nổ mảnh, xuyên-nổ…

Tùy theo đối tượng tác chiến, Spike được lắp các kiểu đầu nổ khác nhau như xuyên lõm tandem, nổ mảnh, xuyên-nổ…

Tên lửa Spike có thể tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, các công trình quân sự (lô cốt, hầm đất nện…) và các công trình kiến trúc.

Tên lửa Spike có thể tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, các công trình quân sự (lô cốt, hầm đất nện…) và các công trình kiến trúc.

Theo kết quả thử nghiệm, khả năng xuyên thép đồng nhất của Spike-LR là 700 mm, của Spike-ER đến 1.000 mm.

Theo kết quả thử nghiệm, khả năng xuyên thép đồng nhất của Spike-LR là 700 mm, của Spike-ER đến 1.000 mm.

Tổ hợp có thể sử dụng khi nhiệt độ môi trường từ -32 độ C tới +49 độ C.

Tổ hợp có thể sử dụng khi nhiệt độ môi trường từ -32 độ C tới +49 độ C.

Tên lửa chống tăng Spike gồm 5 phiên bản: Spike-SR, Spike-ER, Spike-MR, Spike-LR và Spike-NLOS mới ra đời năm 2010

Tên lửa chống tăng Spike gồm 5 phiên bản: Spike-SR, Spike-ER, Spike-MR, Spike-LR và Spike-NLOS mới ra đời năm 2010

Tổ hợp tên lửa Spike đã được quân đội Israel sử dụng trong cuộc chiến tranh Nam Liban lần thứ hai năm 2006 và trong chiến dịch chống khủng bố “Lita Svinhes” tại dải Gaza.

Tổ hợp tên lửa Spike đã được quân đội Israel sử dụng trong cuộc chiến tranh Nam Liban lần thứ hai năm 2006 và trong chiến dịch chống khủng bố “Lita Svinhes” tại dải Gaza.

Riêng cuộc chiến Nam Liban lần thứ hai, quân đội Israel đã bắn gần 500 quả tên lửa Spike

Riêng cuộc chiến Nam Liban lần thứ hai, quân đội Israel đã bắn gần 500 quả tên lửa Spike

Một số nước như Singapore, Phần Lan, Hà Lan, Hàn Quốc, Estonia, Ấn Độ và Rumani đã mua tên lửa Spike để trang bị cho quân đội còn Italia và Tây Ban Nha đang cân nhắc lựa chọn

Một số nước như Singapore, Phần Lan, Hà Lan, Hàn Quốc, Estonia, Ấn Độ và Rumani đã mua tên lửa Spike để trang bị cho quân đội còn Italia và Tây Ban Nha đang cân nhắc lựa chọn

Đức đã nhập dây chuyền sản xuất tổ hợp Spike với tên gọi EURO SPIKE để cung cấp cho các nước châu Âu.

Đức đã nhập dây chuyền sản xuất tổ hợp Spike với tên gọi EURO SPIKE để cung cấp cho các nước châu Âu.

Với các tính năng tác chiến hiệu quả, Spike được coi là một trong những dòng vũ khí chống tăng uy lực nhất thế giới hiện nay.

Với các tính năng tác chiến hiệu quả, Spike được coi là một trong những dòng vũ khí chống tăng uy lực nhất thế giới hiện nay.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ba-lan-chi-100-trieu-usd-de-mua-ten-lua-chong-tang-spike-tu-israel-post548137.antd