Bà ngoại cạo gió chữa ho, bé gái 10 tháng nhập viện cấp cứu
Sau khi được bà ngoại cạo gió chữa ho, bé gái 10 tháng tuổi đã phải nhập viện cấp cứu vì vết mưng mủ nghiêm trọng trên trán.
Nạn nhân là bé gái 10 tháng tuổi ở Trường Sa, thủ phủ Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Bé sơ sinh này đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam trong tình trạng trán mưng mủ sau khi bà ngoại áp dụng phương pháp cạo gió trị ho có tên là gua sha (có nghĩa "cạo gió chữa bệnh") trên mặt đứa trẻ, trang web rednet.cn đưa tin.
Theo Đông y Trung Quốc, gua sha là một phương pháp cạo gió mà mọi người sử dụng dụng cụ như lược, thìa hoặc đồng xu, để cạo da của người bệnh để tạo ra các đốm xuất huyết nhẹ trên da. Phương pháp đánh gió này được cho là để chuyển năng lượng, cải thiện tuần hoàn và thải độc tố ra ngoài. Sau khi áp dụng cách điều trị này, da của người bệnh thường sẽ có các vết bầm đỏ hoặc tím, một dấu hiệu cho thấy hiệu quả của phương pháp này. Thông thường các vết thâm sẽ biến mất trong vài ngày.
Vầng trán của một bé gái bưng mủ khi nhập viện. ẢNH: Baidu.
Theo lý thuyết Đông y, nếu một người không xuất hiện những vết bầm tím như vậy thì có thể là do bệnh nhân yếu và máu chảy chậm trong cơ thể, hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch, hoặc thừa cân.
Gua sha chủ yếu được sử dụng để chữa các bệnh nhẹ như cảm lạnh, sốt, say nắng và tiêu chảy. Nhiều người cũng áp dụng phương pháp cạo gió này ở nhà vì tin rằng nó sẽ tăng cường sức khỏe của họ.
Theo đó, bà ngoại của bé gái đã dùng một chiếc nhẫn bạc ủ trong lòng trắng trứng để cạo vào trán đứa bé với hy vọng có thể chữa khỏi chứng ho. Trước đó, cô gái đã phải nhập viện điều trị 9 ngày. Nhưng ngay sau khi được xuất viện, cô bé bị sốt không hạ được, theo thông tin từ mẹ bé gái.
“Mẹ tôi nói “chúng ta hãy thử phương pháp cạo gió xem sao. Tuy nhiên, bà ấy đã cạo quá nhiều khiến da của con gái tôi bị hỏng", mẹ bé gái cho hay.
Sau khi thấy chán con gái bị mưng mủ, bà mẹ vội vã đưa con trở lại bệnh viện.
“Khi bé gái vào viện, chán của cô bé nổi đầy những nốt mẩn mà rõ ràng là do bị trầy xước. Một số phần da đã bị mưng mủ và có chỗ còn rỉ mủ”, một bác sĩ của bệnh viện cho biết.
Sau khi được đăng tải lên mạng Weibo của Trung Quốc, vụ việc này đã thu hút hơn 300 triệu lượt xem, với nhiều người bày tỏ sự thương cảm đối với đứa trẻ sơ sinh.
“Theo kinh nghiệm và nhận thức chung của tôi, không nên cạo gió cho trẻ nhỏ như vậy”, một người dùng mạng viết.
Tháng trước, một phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Hồ Nam đã bôi dầu chiết xuất từ một con chuột nấu chín lên người cháu trai của mình để điều trị vết thương do bỏng. Hậu quả là cậu bé bị nhiễm trùng nặng và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện gần đó.