Ba vị Tam đa Phúc - Lộc - Thọ trong lễ hội đặc sắc ở Bắc Giang

Hai năm một lần, lễ hội làng Thổ Hà (Bắc Giang) tổ chức đám rước linh đình. Lễ hội đặc sắc, mãn nhãn với những nhân vật hóa trang kiểu tuồng và hình ảnh ba vị Phúc - Lộc - Thọ.

 Sáng 11/2 (tức 21 tháng Giêng âm lịch), người dân làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức hội làng linh đình với sự tham gia của hàng nghìn du khách.

Sáng 11/2 (tức 21 tháng Giêng âm lịch), người dân làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức hội làng linh đình với sự tham gia của hàng nghìn du khách.

 Từ sáng sớm, người dân trong xóm 3, từ già tới trẻ tất bật hóa trang chuẩn bị cho lễ rước lớn. Những người hóa trang đều là những nhân vật chính trong lễ rước làng Thổ Hà, hóa trang và trang phục mang đậm phong cách tuồng cổ.

Từ sáng sớm, người dân trong xóm 3, từ già tới trẻ tất bật hóa trang chuẩn bị cho lễ rước lớn. Những người hóa trang đều là những nhân vật chính trong lễ rước làng Thổ Hà, hóa trang và trang phục mang đậm phong cách tuồng cổ.

 Lễ hội phải tạm dừng 3 năm do đại dịch Covid-19, năm nay mới được tổ chức trở lại trong niềm vui hân hoan của cả dân làng. 4 xóm ở làng luân phiên thay nhau tổ chức, mỗi dịp làng làm lễ long trọng, người dân đều cùng nhau diện những bộ đồ đẹp.

Lễ hội phải tạm dừng 3 năm do đại dịch Covid-19, năm nay mới được tổ chức trở lại trong niềm vui hân hoan của cả dân làng. 4 xóm ở làng luân phiên thay nhau tổ chức, mỗi dịp làng làm lễ long trọng, người dân đều cùng nhau diện những bộ đồ đẹp.

 Đoàn rước chính thức bắt đầu lúc 10h sáng, xuất phát từ miếu xóm 3 tiến ra đình làng, đi đầu là đại tướng tay rước đại kỳ, với diện mạo uy phong, lẫm liệt.

Đoàn rước chính thức bắt đầu lúc 10h sáng, xuất phát từ miếu xóm 3 tiến ra đình làng, đi đầu là đại tướng tay rước đại kỳ, với diện mạo uy phong, lẫm liệt.

 Dân làng đổ ra từ các ngõ nhỏ, đứng chật kín hai bên đường chiêm ngưỡng đoàn rước. Lễ rước nhằm tưởng nhớ, tôn vinh ông Đào Trí Tiến người được tương truyền là ông tổ nghề gốm của làng.

Dân làng đổ ra từ các ngõ nhỏ, đứng chật kín hai bên đường chiêm ngưỡng đoàn rước. Lễ rước nhằm tưởng nhớ, tôn vinh ông Đào Trí Tiến người được tương truyền là ông tổ nghề gốm của làng.

 Gà trống ngậm hoa hồng được đặt riêng trong kiệu rước với cổ nghểnh cao, đôi cánh giang rộng là một trong số những lễ vật đặc biệt của xóm.

Gà trống ngậm hoa hồng được đặt riêng trong kiệu rước với cổ nghểnh cao, đôi cánh giang rộng là một trong số những lễ vật đặc biệt của xóm.

 Hai ông tuần đường với cờ hiệu đuôi nheo ra hiệu phất cờ tại điểm đầu và điểm cuối đoàn rước, kiểm tra kỹ càng rồi chạy ngược lại đổi chỗ cho nhau. Mỗi lần đổi lượt, đoàn người chậm rãi tiến 3 bước về phía trước.

Hai ông tuần đường với cờ hiệu đuôi nheo ra hiệu phất cờ tại điểm đầu và điểm cuối đoàn rước, kiểm tra kỹ càng rồi chạy ngược lại đổi chỗ cho nhau. Mỗi lần đổi lượt, đoàn người chậm rãi tiến 3 bước về phía trước.

 Đoàn rước di chuyển chậm rãi, giúp người dân có thêm thời gian nhìn ngắm, tuy lễ rước không còn xa lạ với họ nhưng vẫn rất thu hút.

Đoàn rước di chuyển chậm rãi, giúp người dân có thêm thời gian nhìn ngắm, tuy lễ rước không còn xa lạ với họ nhưng vẫn rất thu hút.

 Lễ rước tái hiện lại sinh động 3 vị Tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) đi phía sau phường kèn sao nhị, hình ảnh này là điểm đặc trưng của lễ hội Thổ Hà.

Lễ rước tái hiện lại sinh động 3 vị Tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) đi phía sau phường kèn sao nhị, hình ảnh này là điểm đặc trưng của lễ hội Thổ Hà.

 Hai em nhỏ vào vai "Tiên đồng - Ngọc nữ" được lựa chọn từ hàng trăm bé trong xóm, tiêu chí phải có gương mặt trắng trẻo, tròn trịa, phúc hậu và tương xứng khi đi cạnh nhau. Năm nay em Trịnh Tiến Đức vào vai "Tiên đồng" và em Nguyễn Nhật Lệ (8 tuổi) vào vai "Ngọc nữ".

Hai em nhỏ vào vai "Tiên đồng - Ngọc nữ" được lựa chọn từ hàng trăm bé trong xóm, tiêu chí phải có gương mặt trắng trẻo, tròn trịa, phúc hậu và tương xứng khi đi cạnh nhau. Năm nay em Trịnh Tiến Đức vào vai "Tiên đồng" và em Nguyễn Nhật Lệ (8 tuổi) vào vai "Ngọc nữ".

 Bước theo sau 3 vị Tam đa và Tổng cờ là Tổng kiếm, đội chấp kích đi theo sau uy nghiêm đi rước kiệu. Kèm dọc hai bên, các quan hộ vệ mang chấp kích hộ tống.

Bước theo sau 3 vị Tam đa và Tổng cờ là Tổng kiếm, đội chấp kích đi theo sau uy nghiêm đi rước kiệu. Kèm dọc hai bên, các quan hộ vệ mang chấp kích hộ tống.

 Kiệu Mẫu đi phía sau kiệu Thánh được các chị em, phụ nữ trong làng thay nhau kề vai rước.

Kiệu Mẫu đi phía sau kiệu Thánh được các chị em, phụ nữ trong làng thay nhau kề vai rước.

 Sau cùng là những lễ vật dâng lên Thánh, trong đó có một con bê thui nguyên con. Từ điểm xuất phát, liên tục có người xua đuổi ruồi khỏi lễ dâng để bày tỏ lòng thành kính. Đoạn đường từ miếu ra đình làng chỉ ngắn chưa tới 300 m nhưng di chuyển mất gần 2 giờ đồng hồ mới tới nơi.

Sau cùng là những lễ vật dâng lên Thánh, trong đó có một con bê thui nguyên con. Từ điểm xuất phát, liên tục có người xua đuổi ruồi khỏi lễ dâng để bày tỏ lòng thành kính. Đoạn đường từ miếu ra đình làng chỉ ngắn chưa tới 300 m nhưng di chuyển mất gần 2 giờ đồng hồ mới tới nơi.

Thành Đông

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ba-vi-tam-da-phuc-loc-tho-trong-le-hoi-dac-sac-o-bac-giang-post1400920.html