Bắc Giang: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP gắn với sản phẩm chủ lực

Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP gắn với sản phẩm chủ lực, tiềm năng của tỉnh.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại vườn vải huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại vườn vải huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Trên 60% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân trên 15%/năm

Theo báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2023; nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tỉnh này đã sớm hoàn thiện hệ thống tổ chức và khung pháp lý quản lý triển khai thực hiện Chương trình.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chú trọng, tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ của Phong trào “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và địa phương đã lựa chọn các phần việc gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp ở các địa phương.

Tỉnh đã có 205 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở, trong đó có 1 sản phẩm (vải thiều Hồng Xuân Lục Ngạn) tiềm năng 5 sao.

Tỉnh đã có 205 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở, trong đó có 1 sản phẩm (vải thiều Hồng Xuân Lục Ngạn) tiềm năng 5 sao.

Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn… góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Giang cho biết, Chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ, tạo động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 205 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở nên (31 sản phẩm đạt 4 sao, chiếm 15,1%; 174 sản phẩm đạt 3 sao, đạt 84,9%), có 1 sản phẩm (vải thiều Hồng Xuân Lục Ngạn) tiềm năng 5 sao, đã trình Bộ NNPTNT đánh giá, phân hạng và 1 sản phẩm điểm du lịch nông thôn (Du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven).

Các sản phẩm sau khi được xếp hạng đạt chuẩn OCOP phát triển tốt, có chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm; có trên 60% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân trên 15%/năm; đã có 117 chủ thể có sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, trong đó 88,3% là HTX, doanh nghiệp, 11,7% hộ gia đình.

UBND tỉnh Bắc Giang đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn với tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 là 1.124,8 tỷ đồng (ngân sách trung ương 824,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 300 tỷ đồng); định mức phân bổ được thông báo cụ thể đến các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư và huyện, thành phố tại Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 27/7/2022 của UBND tỉnh.

HTX dịch vụ nông nghiệp xã Lục Sơn, huyện Lục Nam là tổ chức đầu tiên của tỉnh Bắc Giang sản xuất nhãn đạt chứng nhận GlobalGAP.

HTX dịch vụ nông nghiệp xã Lục Sơn, huyện Lục Nam là tổ chức đầu tiên của tỉnh Bắc Giang sản xuất nhãn đạt chứng nhận GlobalGAP.

Những năm đầu thực hiện cơ chế chính sách, Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với nhiều khó khăn song với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt kết quả toàn diện, đi vào chiều sâu, duy trì đứng tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện cơ chế chính sách, Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với yêu cầu cao hơn, nhiều chỉ tiêu, tiêu chí thời gian ngắn rất khó hoàn thành, các Bộ, ngành Trung ương ban hành hướng dẫn chưa đồng bộ; nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí chậm, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai tại địa phương.

Cũng theo ông Dương Thanh Tùng, tỉnh Bắc Giang hiện có 4 huyện miền núi cao, trong đó có huyện Sơn Động là huyện đang hưởng chính sách theo chương trình 30a; số xã đặc biệt khó khăn lớn (27 xã), các xã còn lại đều là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi, thu nhập của người dân khu vực miền núi còn thấp, nguồn thu hạn chế trong khi nhu cầu vốn để hoàn thiện hạ tầng, kinh tế - xã hội đòi hỏi rất lớn, yêu cầu nông thôn mới ngày càng cao, là thách thức trong triển khai thực hiện chương trình.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán; chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung chưa đủ mạnh, rõ ràng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa chưa đáp ứng yêu cầu, chưa hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, bao bì đạt chuẩn và truy xuất nguồn gốc.

Tiến độ và kết quả đạt chuẩn nông thôn mới giữa huyện miền núi và đồng bằng cho sự chênh lệch khá lớn (số xã đạt chuẩn tại 4 huyện miền núi cao bình quân 45,2%, các huyện đồng bằng là 100% và đang trong quá trình thực hiện xã nông thôn mới nâng cao).

Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế, đặc biệt là tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, thu nhập, quốc phòng và an ninh...

Bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp chưa được quy định rõ vị trí pháp lý trong hệ thống các cơ quan và cơ cấu phòng chuyên môn; cán bộ theo dõi nông thôn mới cấp xã đều là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên có sự thay đổi trong phân công nhiệm vụ ảnh hưởng đến việc theo dõi tại cơ sở.

Na bở tím Bắc Giang rất thơm và ngọt, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần na vỏ màu xanh.

Na bở tím Bắc Giang rất thơm và ngọt, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần na vỏ màu xanh.

Hình thành Làng quê đáng sống

Tỉnh Bắc Giang xác định, thời gian tới, cần thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn kịp thời, đúng quy định và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thực hiện Chương trình. Ưu tiên tập trung nguồn lực để hỗ trợ các xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới.

Đặc biệt là tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp huy động, đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới; cân đối, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chương trình; đồng thời lồng ghép hiệu quả các nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân tự nguyện đóng góp, tài trợ nguồn lực để thực hiện Chương trình, đảm bảo không huy động quá sức dân và tránh để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản của Chương trình.

Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng hiệu quả các mô hình thí điểm thuộc các Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh triển khai phong trào “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”, thường xuyên tổ chức các hội thi tạo khí thế sôi nổi giữa các địa phương.

Tỉh Bắc Giang đag tập trung thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn để hình thành Làng quê đáng sống tại các địa phương.

Tỉh Bắc Giang đag tập trung thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn để hình thành Làng quê đáng sống tại các địa phương.

Tập trung thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn để hình thành Làng quê đáng sống tại các địa phương. Xây dựng nông thôn mới gắn với chuyển đổi số để hình thành các mô hình Làng, xã thông minh; thực hiện xã nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn nâng cao thu nhập cho người dân...

Chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn. Ưu tiên nguồn lực các cấp hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn tiếp tục thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, chuyển từ sản xuất theo sản lượng sang sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao.

Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP gắn với sản phẩm chủ lực, tiềm năng của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp....

Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại để chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thực hiện ba đột phá về an ninh trật tự nông thôn, thu gom xử lý rác thải và thu dần khoảng cách xây dựng NTM giữa các địa phương.

Tỉnh Bắc Giang đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3, Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 về Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, theo hướng: Các xã đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn xã nông thôn mới tiếp tục thụ hưởng chính sách hỗ trợ đến hết năm 2025, do nguồn vốn giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho từng xã, theo quy định hiện hành các xã về đích nông thôn mới sẽ không sử dụng hết số vốn đã phân bổ trong trung hạn giai đoạn 2021-2025 thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đề nghị Bộ NNPTNT sớm tổng hợp hoàn thiện trình Thủ tướng quyết định sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới cấp xã, huyện (tại Quyết định 318/QĐ-TTg và Quyết định 320/QĐ-TTg).

Đề nghị Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quy định rõ vị trí pháp lý của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh trong hệ thống các cơ quan là đơn vị hành chính có chức năng tham mưu, tổng hợp, điều phối giúp UBND, Ban Chỉ đạo tỉnh về lĩnh vực nông thôn mới; Quy định cụ thể về số lượng cán bộ chuyên trách, cơ cấu phòng làm việc, chế độ phụ cấp đối với thành viên chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tại Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp.

Đề nghị Bộ NNPTNT sớm ban hành hướng dẫn quy định về mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép kéo dài thời gian phân bổ của UBND cấp tỉnh đối với nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương trong năm 2023 để thực hiện các Chương trình chuyên đề (theo Công văn số 4801/BKHĐT-TH ngày 21/6/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)…

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc giang xây dựng mục tiêu phấn đấu có thêm 1 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới (huyện Lục Nam), lũy kế 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có thêm 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 88% trên tổng số xã; trong đó có 73 xã đạt chuẩn nâng cao, lũy kế 78 xã; 15 xã đạt chuẩn kiểu mẫu.
Kết quả, đến tháng 6/2023 huyện Lục Nam đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 3/25 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện đang phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM, dự kiến trình trung ương thẩm định trong quý IV năm 2023.
Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang đã có thêm 27 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 69% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, lũy kế 148/182 xã, đạt 81,3%, dự kiến đến 31/12/2023 có 154/182 xã, đạt 84,6%;
Đến tháng 6/2023 có thêm 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 51% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, lũy kế có 42 xã, dự kiến đến 31/12/2023 có 55 xã, đạt 30,2%.
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh là 1 xã, dự kiến đến 31/12/2023 có 10 xã, đạt 5,5%.

Hạnh Phúc

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/bac-giang-thuc-hien-hieu-qua-chuong-trinh-ocop-gan-voi-san-pham-chu-luc-d196231.html