Bạch Đằng Giang - hào khí ngàn năm

Khu di tích Bạch Đằng Giang là một quần thể kiến trúc quy mô bề thế, khang trang trên khu đất đắc địa của dãy núi Tràng Kênh ở phường Minh Đức, TP Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Bạch Đằng Giang là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta

Bạch Đằng Giang là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta. Những trận chiến đó gắn liền với tên tuổi các bậc hào kiệt: Vua Lê Đại Hành, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Đức vương Ngô Quyền. Trong ảnh: Toàn cảnh di tích Bạch Đằng Giang nhìn từ trên cao Ảnh: HỒNG PHONG

Bạch Đằng Giang là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta. Những trận chiến đó gắn liền với tên tuổi các bậc hào kiệt: Vua Lê Đại Hành, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Đức vương Ngô Quyền. Trong ảnh: Toàn cảnh di tích Bạch Đằng Giang nhìn từ trên cao Ảnh: HỒNG PHONG

Tượng các bậc hào kiệt của dân tộc được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho có chiều cao 8 m, trọng lượng 40 tấn. Đức vương Ngô Quyền đứng giữa, chân đạp sóng, tay chỉ thẳng dòng sông Bạch Đằng, nơi vùi xác quân thù. Vua Lê Đại Hành (bên trái) áo bào tung bay trong gió, tay nắm chặt đốc kiếm, mắt rực sáng. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (bên phải) với tay phải giữ “Binh thư yếu lược”, tay trái nắm chắc chuôi gươm, dáng hiên ngang

Tượng các bậc hào kiệt của dân tộc được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho có chiều cao 8 m, trọng lượng 40 tấn. Đức vương Ngô Quyền đứng giữa, chân đạp sóng, tay chỉ thẳng dòng sông Bạch Đằng, nơi vùi xác quân thù. Vua Lê Đại Hành (bên trái) áo bào tung bay trong gió, tay nắm chặt đốc kiếm, mắt rực sáng. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (bên phải) với tay phải giữ “Binh thư yếu lược”, tay trái nắm chắc chuôi gươm, dáng hiên ngang

Nhiều du khách, học sinh đến tham quan di tích

Nhiều du khách, học sinh đến tham quan di tích

Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

4 văn bia khắc ghi công lao to lớn và thần tích của các bậc tiền nhân được xây dựng công phu, họa tiết tinh xảo, với chiều cao 6,2 m, chiều rộng 3,8 m, độ dày 0,5 m, được đặt trên lưng rùa. Tổng trọng lượng mỗi bia nặng hơn 100 tấn bằng chất liệu bằng đá granite đỏ nguyên khối

4 văn bia khắc ghi công lao to lớn và thần tích của các bậc tiền nhân được xây dựng công phu, họa tiết tinh xảo, với chiều cao 6,2 m, chiều rộng 3,8 m, độ dày 0,5 m, được đặt trên lưng rùa. Tổng trọng lượng mỗi bia nặng hơn 100 tấn bằng chất liệu bằng đá granite đỏ nguyên khối

Du khách, học sinh tham quan cụm tượng bằng đá tái hiện quá trình chế tác, cắm cọc trên sông Bạch Đằng

Du khách, học sinh tham quan cụm tượng bằng đá tái hiện quá trình chế tác, cắm cọc trên sông Bạch Đằng

Cọc gỗ cổ được tìm thấy tại di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

Cọc gỗ cổ được tìm thấy tại di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

Những chiếc thuyền cổ gợi nhớ đến những trận đánh trên sông nước hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của các thế hệ đi trước

Những chiếc thuyền cổ gợi nhớ đến những trận đánh trên sông nước hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của các thế hệ đi trước

Dưới mặt nước là bãi cọc gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông, tượng trưng cho thế trận năm xưa mà các tiền nhân đã cho dựng lên để tiêu diệt quân thù

Dưới mặt nước là bãi cọc gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông, tượng trưng cho thế trận năm xưa mà các tiền nhân đã cho dựng lên để tiêu diệt quân thù

Bạch Đằng Vân Phong từ thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng và Bạch Đằng hộ quốc tự cùng pho tượng Phật Bà Linh cảm Quán thế âm Bồ Tát tạo thành quần thể khu di tích quốc gia thu hút hàng vạn du khách, Phật tử đến chiêm bái

Bạch Đằng Vân Phong từ thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng và Bạch Đằng hộ quốc tự cùng pho tượng Phật Bà Linh cảm Quán thế âm Bồ Tát tạo thành quần thể khu di tích quốc gia thu hút hàng vạn du khách, Phật tử đến chiêm bái

Ngày 2/1/2021, Khu di tích Bạch Đằng Giang đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Ngày 2/1/2021, Khu di tích Bạch Đằng Giang đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

3 trận thủy chiến chống quân xâm lược ở Bạch Đằng Giang

Chiến thắng Bạch Đằng đầu tiên vào năm 938, Ngô Quyền đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán, kết thúc nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc. Ngô Quyền được tôn xưng là vị Tổ Trung hưng của dân tộc.

Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2 năm 981 gắn với tên tuổi nhà cầm quân tài ba vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Trong cuộc xâm lược của nhà Tống, dưới sự chỉ huy tài ba của Lê Đại Hành, quân dân Đại Cồ Việt đã chiến thắng vẻ vang trước kẻ địch hùng mạnh.

Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3, là chiến thắng oanh liệt của quân dân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy. Đây được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

Cả 3 trận chiến này đều có điểm chung là lợi dụng thủy triều của sông Bạch Đằng để bày trận cọc nhọn phá hủy chiến thuyền của giặc. Các trận chiến qua các thời kỳ khác nhau thể hiện tình đoàn kết của quân dân nước Việt, lòng căm thù ngoại xâm và khát vọng hòa bình, độc lập, tự chủ của dân tộc.

PHÙNG BẢN

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/bach-dang-giang-hao-khi-ngan-nam-410209.html