Bài 2: Con đường 'chinh phục' thế giới
Qua hơn nửa thế kỷ, FPG do 2 anh em ruột Wang Yung-ching, Wang Yung-Tsai sáng lập đã trở thành tập đoàn tư nhân quan trọng của Đài Loan.
Khởi đầu một đế chế
Như đã thông tin ở bài trước, sau những thất bại về kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp, vào thập kỷ 50 thế kỷ 20, một cơ hội đã đến với 2 anh em Wang Yung-ching, Wang Yung-Tsai khi công nghệ sản xuất đồ nhựa PVC bắt đầu phát triển mạnh tại Đài Loan.
Vốn là người rất hiểu thời cuộc, nhạy bén, năm 1954, 2 anh em họ Wang chuyển sự quan tâm sang kinh doanh sản phẩm nhựa. Sau quá trình tìm hiểu, người anh Wang Yung chin đã lựa chọn nhựa PVC, một dòng sản phẩm khó, ít doanh nhân nào tại Đài Loan quan tâm vào thời điểm đó để đầu tư. Với nguồn vay hàng chục triệu USD từ Mỹ, Wang Yung-ching và em trai đã đứng ra thành lập Công ty công nghiệp nhựa Đài Loan (FPG), tiến hành xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa PVC đầu tiên ở Kaohsiung (Cao Hùng).
Sau hơn 2 năm xây dựng, năm 1957 công ty bắt đầu đi vào sản xuất. Sản phẩm đầu tay của công ty được đón nhận, lợi nhuận thu được vượt quá sức mong đợi, là cơ sở để anh em ông Wang mở rộng quy mô sản xuất bằng việc đầu tư tiếp Công ty nhựa Nam Á chuyên gia công nhựa lần 2, lần 3.
Chế phẩm nhựa của FPG sản xuất bao gồm 5 loại nhựa đa dụng là PVC, PE, PP, PS, ABS và nhựa công trình PC, POM.
Các sản phẩm nhựa của Đài Loan không chỉ cung cấp cho thị trường địa phương mà từ những năm 1970 đã vươn tầm ra khu vực, tạo nên một nhà cung cấp thương hiệu, chiếm lĩnh nhiều thị trường.
Kỳ tích ở Vân Lâm
Sự phát triển vượt bậc về sản phẩm nhựa đã thúc đẩy FPG mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực, trong đó có sản phẩm dầu vốn khiến FPG thiếu hụt, gặp khó trong quá trình sản xuất nhựa và nhiều dòng sản phẩm khác.
Thời điểm những năm 1970, Đài Loan đã bị thiếu hụt lượng cung ứng nguyên liệu thô cho sản xuất hóa dầu ở thượng nguồn, trên 60% nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính vì vậy năm 1973 FPG đã đề xuất với chính quyền Đài Loan ý tưởng xây dựng nhà máy xử lý dầu nhẹ Naphtha cracking.
Đề xuất này cuối cùng đã được chính quyền phê duyệt vào năm 1986 và năm 1991 FPG chọn Mạch Liêu, huyện Vân Lâm (khu vực Trung Đài) làm địa điểm xây dựng nhà máy. Đây là nhà máy xử lý dầu nhẹ thứ 6 của Đài Loan gọi tắt là Lục Hinh và cũng là nhà máy xử lý dầu nhẹ đầu tiên tại Đài Loan do doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng.
Tổng vốn đầu tư của dự án Lục Hinh lên tới 32,88 tỷ USD trên diện tích 2.603 hecta, trong đó nền móng nằm ven biển, phần lớn ngập dưới nước với chiều dài khoảng 8km từ Bắc xuống Nam và rộng khoảng 4 km từ Đông sang Tây.
Năm 1994, FPG bắt đầu tiến hành công trình lấn biển tạo đất liền, sử dụng các công nghệ dựng đê lấn biển tạo đất liền, dùng tàu hút cát để hút bơm cát vào khu vực bến cảng. Trung bình mỗi ngày hình thành 2 hecta đất, lập nên một kỷ lục thế giới mới. Diện tích bồi đắp mà FPG thực hiện cho dự án này bằng 0,06% diện tích của hòn đảo Đài Loan.
Tổng cộng 56 nhà máy đã được xây dựng trong khu công nghiệp Mạch Liêu và tất cả đều đã đi vào hoạt động. Dự án Lục Hinh đã hiện thực hóa ý tưởng của FPG là mở rộng chuỗi công nghiệp thượng nguồn và tối đa hóa lợi ích kinh tế tích hợp dọc từ thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn thông qua áp dụng phương thức sản xuất khép kín từ cảng công nghiệp, nhà máy nhiệt điện đến hàng loạt các nhà máy nguyên liệu hóa dầu.
Công suất của các nhà máy lọc dầu thuộc Công ty hóa dầu Formosa FPCC là 540.000 thùng mỗi ngày, tương đương với 25 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Ngoài các loại sản phẩm dầu tiêu dùng như xăng, dầu diesel và khí hóa lỏng... các nhà máy này còn sản xuất dầu nhẹ cung cấp nguyên liệu hóa dầu nhẹ cơ bản để sản xuất Olefins và Hydro cacbon thơm.
Có thể kể đến Nhà máy Olefins Mạch Liêu có công suất sản xuất ethylen lớn nhất Đài Loan cộng với sản lượng sản xuất tại Mỹ, tổng sản lượng ethylen hàng năm là 5,67 triệu tấn. Năng lực sản xuất propylen và butadiene của nhà máy cũng thuộc top đứng đầu thế giới.
FPG là nhà sản xuất Propylen chủ yếu của thế giới với sản lượng 2,97 triệu tấn mỗi năm. 3 nhà máy sản xuất hydro cacbon thơm của Công ty hóa dầu và sợi hóa dầu fomosa (FCFC) sử dụng dầu nhẹ sang nhật phân do Công ty hóa dầu Formosa (FPCC) cung cấp cùng với hỗn hợp xylene và toluin mua từ các công ty khác làm nguyên liệu thô sản phẩm tạo ra bao gồm benzen, oxylen and emcylen và pexylen với tổng sản lượng mỗi năm đạt 3,88 triệu tấn.
Có thể nói, quyết định đầu tư tổ hợp nhà máy Mạch Liêu của 2 tổng kiến trúc sư Wang Yung-ching, Wang Yung-Tsai đã tạo bước ngoặt lớn cho FPG, không những giải quyết được khó khăn về nguyên liệu ngành hóa dầu vốn phải phụ thuộc vào nhập khẩu, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc tế của Đài Loan. Đây cũng là lĩnh vực mang lại nguồn thu hàng tỷ USD cho FPG mỗi năm.
Chinh phục thế giới
Cùng với nhựa, lọc-hóa dầu, 2 anh em ông Wang Yung-ching, Wang Yung-Tsai còn có những quyết định táo bạo khác khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh góp phần tạo nên sức mạnh cho FPG. Từ nội địa, FPG vươn tầm ra khu vực, thế giới, Các nhà máy của FPG đã được thiết lập ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Philipine và Việt Nam, với nhiều sản phẩm gồm: sợi, dệt, điện tử, năng lượng, luyện thép, vận tải, cơ khí, y tế và công nghệ sinh học.
Trong lĩnh vực gang thép, FPG đã xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh ở cả Hà Tĩnh (Việt Nam), sản lượng gang lỏng đạt 6,7 triệu tấn mỗi năm và tại (Phúc Kiến, Trung Quốc) sản xuất sản phẩm thép cuộn không gỉ cán nóng, cán nguội bao gồm các loại mác 300, 400 và ferrite siêu tinh khiết, sản lượng hàng năm lên tới 900.000 tấn.
Tại Mỹ, FPG có nhiều nhà máy nguyên liệu hóa dầu với quy mô lớn và các nhà máy gia công lần 2, lần 3 ở Texas, Louisiana và Nam Carolina của Mỹ. Đến nay, FPG là một trong những nhà sản xuất chính các sản phẩm nguyên liệu hóa dầu như nhựa PVC, PE, PP, EG, cũng như màng PVC loại dẻo và cứng, sợi polyester tại Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc, để đáp ứng nhu cầu lớn về nguyên liệu nhựa của Trung Quốc, FPG đã xây dựng chuyên khu sản xuất nguyên liệu hóa dầu tại Ninh Ba, thiết lập mô hình sản xuất khép kín tự cung, tự cấp từ trung đến thượng nguồn. Tính đến hiện nay, FPG đã thành lập hơn 10 cơ sở sản xuất tại các địa điểm: Ninh Ba, Côn Sơn, Nam Thông, Quảng Châu, Huệ Châu, Hạ Môn, Chương Châu, Trung Sơn và Thường Thục. Hạng mục đầu tư bao gồm sản phẩm nguyên liệu hóa dầu, gia công nhựa lần một và lần 2, nguyên vật liệu điện tử, máy móc công nghiệp nặng, sợi và thép không gỉ.
Nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng Trung Quốc, FPG đã đầu tư 500 triệu USD để xây mới công trình nhà máy thép không gỉ cán nguội với sản lượng 300.000 tấn/năm. FPG cũng đã đầu tư 1,78 tỷ USD để xây dựng mở rộng nâng cao sản lượng sản phẩm hóa dầu tại Ninh Ba, đầu tư 273 triệu USD để mở rộng năng lực sản xuất tấm CCL và vải sợi thủy tinh tại Huệ Châu để củng cố địa vị dẫn đầu trong thị trường vật liệu điện tử toàn cầu.
Tại Indonesia, FPG đã thành lập các nhà máy sản xuất cao su, màng PVC dẻo và cứng để cung cấp cho các nhà máy gia công lần 3 tại khu vực lân cận.
Tại Việt Nam, FPG đã xây dựng cơ sở sản xuất dệt, sợi, gia công nhựa lần 2 tại Long An, Đồng Nai, xây dựng nhà máy gang thép khép kín tại Hà Tĩnh, sản lượng gang lỏng đạt 6,7 triệu tấn mỗi năm, chủ yếu sản xuất phôi thép tấm, phôi vuông lớn, phôi vuông nhỏ, thép cuộn cán nóng và thép thanh, thép dây cung cấp cho các nhà máy gia công hạ nguồn chế tạo các sản phẩm kim loại. Trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một trong những khu vực sản xuất trọng điểm của tập đoàn.
Trong lĩnh vực điện tử chia ra thành 2 hệ chính: bảng mạch in và chất bán dẫn, , FPG đều có dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh ở cả trong và ngoài Đài Loan, chiếm giữ vị trí nhất định trong lĩnh vực sản xuất tiêu thụ chất bán dẫn.
Đối với việc mở rộng sản xuất nhằm thích ứng với thời đại trí tuệ nhân tạo, các xưởng sản xuất đĩa bán dẫn của Công ty công nghệ Nam Á đã đi vào sản xuất các sản phẩm 10nm, công ty cũng đã quy hoạch xây dựng thêm nhà máy để đi vào nghiên cứu phát triển các công nghệ và sản phẩm 10 nanomet của nhiều thời đại.
Tính đến cuối năm 2022, FPG có hơn 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh doanh đa lĩnh vực, từ lọc dầu, hóa dầu, nhựa, sợi, dệt, điện tử, năng lượng, luyện thép, vận tải, cơ khí, y tế và công nghệ sinh học. Tổng số nhân viên của FPG lên tới hơn 110.000 người, tổng giá trị tài sản trên 300 tỉ USD, được bầu chọn nằm trong tốp 50 công ty hàng đầu của thế giới.
(Còn nữa)
Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bai-2-con-duong-chinh-phuc-the-gioi-post636135.html