Bài 2: Dám nghĩ, dám làm, tự giác chịu trách nhiệm
Từ việc hình thành nhận thức sâu sắc về trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cần phải biến thành hành động cụ thể. Quá trình triển khai trên thực tế đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tự giác chịu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành tại cơ quan, đơn vị mình.
Việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo là vô cùng quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến tập thể. Tuy nhiên, bên cạnh việc tự giác chịu trách nhiệm, tự giác nêu gương, cũng cần phải thiết lập cơ chế, luật pháp để cán bộ, nhất là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm, nhất là trong việc xử lý các sai phạm, yếu kém.
Chỉ tính riêng trong năm 2022, đã có 539 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trên cả nước đã khởi tố mới 493 vụ/1.123 bị can về tội tham nhũng (tăng 163 vụ/328 bị can so với năm 2021). Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 11 vụ/37 bị can, khởi tố bổ sung 120 bị can trong 22 vụ án...
Chỉ tính riêng trong năm 2022, đã có 539 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trên cả nước đã khởi tố mới 493 vụ/1.123 bị can về tội tham nhũng (tăng 163 vụ/328 bị can so với năm 2021). Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 11 vụ/37 bị can, khởi tố bổ sung 120 bị can trong 22 vụ án...
Những con số thống kê này cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn nạn tham nhũng, tiêu cực, nhưng cũng thể hiện sự quyết tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe, cảnh báo nghiêm khắc để đội ngũ cán bộ, nhất là những người đứng đầu ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Điều đáng nói, những kết quả quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo hiệu ứng tích cực, góp phần bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với sự phát triển cường thịnh, vững bền của đất nước. Kết quả ấy không hề làm suy giảm, nhụt ý chí, sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu.
Trái lại, đó chính là cơ hội để cho cá nhân mỗi người đứng đầu có cơ hội sửa sai, là bài học quý báu trong quá trình rèn giũa sau này để mỗi cán bộ lãnh đạo ngày càng hoàn thiện bản thân, đóng góp được nhiều hơn cho đơn vị, địa phương. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội, thời vận để tạo ra đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm khi làm việc, hành động thực sự vì sự nghiệp chung, vì nhân dân, vì đất nước.
Yêu cầu về việc tự chịu trách nhiệm trong đội ngũ lãnh đạo đã hình thành từ lâu, tuy nhiên khi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường trong thời gian qua thì vấn đề này càng trở nên cấp bách. Thực tiễn cho thấy cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh, có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu đã tạo ra hiệu ứng rất tích cực trong công tác cán bộ.
Không chỉ bịt những “kẽ hở” pháp luật mà còn lấp những “khoảng trống” để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí không có điều kiện nảy sinh, tác oai tác quái. Kết quả của những bước ngoặt, sự đột phá trong trận chiến chống “giặc nội xâm” đã buộc đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu phải cẩn trọng, thấu đáo, xác định rõ mục tiêu, lợi ích khi ban hành những chính sách, quyết định, cũng như trong quá trình quản lý, thực thi công việc. Họ ý thức được việc tự nguyện chịu trách nhiệm, trước khi buộc phải cho thôi giữ chức vụ, bị xử lý kỷ luật. Tinh thần ấy đã và đang từng bước lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, chắc chắn sẽ có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Trong công tác cán bộ, để tránh tình trạng chây ỳ, thủ thế, lo “giữ ghế” khi được bổ nhiệm, thay vào đó là khuyến khích sử dụng cán bộ năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Quan điểm chỉ đạo được Đảng ta xác định trong Nghị quyết là làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu; bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở.
Trong công tác cán bộ, để tránh tình trạng chây ỳ, thủ thế, lo “giữ ghế” khi được bổ nhiệm, thay vào đó là khuyến khích sử dụng cán bộ năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết số 28 là: Đề cao trách nhiệm của tập thể, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với kiểm soát quyền lực chặt chẽ.
Điểm mới của Nghị quyết số 28 về công tác cán bộ chính là khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm; kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm; kiên trì thực hiện “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ.
Tổ chức thực hiện nghiêm kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, góp phần bảo đảm kỷ cương, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Điểm mới của Nghị quyết số 28 về công tác cán bộ chính là khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm; kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm; kiên trì thực hiện “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ.
Trước đó, ngày 3/11/2021 Đảng ta đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu. Theo đó, không cần đến hết thời hạn bổ nhiệm, cán bộ lãnh đạo có thể bị xem xét việc miễn nhiệm, từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng; Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức; Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
Thực tế, có làm thì có khả năng xảy ra sai sót, làm càng nhiều thì nhiều nguy cơ mắc sai lầm, nhất là trong hoàn cảnh người đứng đầu liên tục phải đưa ra những quyết định đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác. Nhưng không phải khi nào, không phải ai cũng luôn giữ được sự tỉnh táo, mẫn tiệp, kín kẽ, ai cũng có sự uyên thâm sâu rộng, sự hiểu biết đa lĩnh vực.
Đặc biệt, trước những tình huống mới xuất hiện, những việc chưa có tiền lệ, sự bảo đảm an toàn tuyệt đối trong các quyết định đưa ra là rất khó. Những rủi ro, sai lầm là nhiều lúc, nhiều khi khó có thể tránh khỏi nhưng quan trọng là người đứng đầu dám dũng cảm đối diện với những tình huống nảy sinh từ quyết định của mình và sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm với những điều không mong muốn xảy ra.
Dám chịu trách nhiệm cũng chính là sự thể hiện lòng tự trọng của mỗi con người, là sự chính trực cần thiết phải có. Người đứng đầu càng cần thể hiện rõ nét điều này, có như thế ngay cả khi tự nguyện nhận trách nhiệm, xin từ chức, mất đi vị trí thì vẫn luôn nhận được sự tôn trọng của cấp dưới nói riêng, xã hội nói chung.
Tất nhiên, việc tự giác chịu trách nhiệm của người đứng đầu không dễ dàng trở thành văn hóa công vụ, bởi chưa nhiều người đủ dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của bản thân cũng như đơn vị do mình quản lý; hoặc tự cho mình là yếu kém, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, cho đến khi có sai phạm và bị pháp luật “gọi tên”. Bên cạnh đó, sự tự giác cũng chưa thật ăn sâu, thấm đẫm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Với không ít người, trách nhiệm thực sự là “gánh nặng”, không dễ gì đón nhận. Một số người không muốn từ chối quyền lợi, sẵn sàng “phủi tay” trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, không dám đối diện, thừa nhận những việc mình đã làm sai. Thực tế này đòi hỏi việc thượng tôn pháp luật phải được chú trọng, đề cao, những cơ chế kiểm soát quyền lực cần phải được thực thi nghiêm minh, sát, đúng để việc “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trở thành nếp sống thường xuyên hằng ngày của tất cả mọi cán bộ, đảng viên trong cả nước.
Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/bai-2-dam-nghi-dam-lam-tu-giac-chiu-trach-nhiem-post741258.html