Bản lĩnh của một người, không phải kiếm được bao nhiêu tiền, mà là một chữ này
Vững bước, chính là đòi hỏi chúng ta khi hành động phải có sự thận trọng, bình tĩnh, không mù quáng mạo hiểm, không dễ dàng phạm lỗi.
Đời người như mơ, đã mơ thì phải có lúc giật mình tỉnh dậy. Đời người như cờ, trong cờ có thế cục. Đường đời như một ván cờ, mỗi nước đi đều quyết định bạn có đi xa hay không.
Trong thế giới phồn hoa này, nhiều người tranh đấu để bản thân nổi bật nhất, học tập và làm việc cả đời để sở hữu cái gọi là: Hạnh phúc. Nhưng suy cho cùng, bản lĩnh lớn nhất của một người đều gói gọn trong 1 chữ duy nhất: Vững.
1. Vững tâm - tu thân dưỡng tính
Cổ nhân nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Chỉ khi biết tu thân dưỡng tính trước, mới có thể trở thành người ưu tú chân chính. Mà trong quá trình này, “vững” có tác dụng mấu chốt.
Chúng ta cần học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, không bị mê hoặc bởi những nhiễu loạn bên ngoài, duy trì trái tim “thanh giả tự thanh”. Chỉ cần tâm vững thì người cũng an định, nhờ đó mạnh mẽ đối mặt với sóng to gió lớn, bình tĩnh tính toán cách giải quyết vấn đề.
Người có cảm xúc ổn định, gặp chuyện không vội vàng hoảng loạn, có thể ung dung ứng phó với mọi thử thách trong cuộc sống. Khi gặp trắc trở, họ không dễ dàng bỏ cuộc, mà là dùng ý chí kiên định và cái đầu lạnh để khắc phục. Cũng giống như câu nói: “Vững như Thái Sơn, thắng như khí chất của nước chảy, là cảnh giới của sự ung dung”.
Đồng thời, vững tâm còn thể hiện ở chỗ cách chúng ta nắm bắt chính xác cái tôi của bản thân. Chúng ta biết rõ chỗ đứng của mình, năng lực đến đâu, từ đó vận dụng ưu thế, tránh xa nhược điểm trên chặng đường phía trước. Đó mới là: “Nhận thức được bản thân là khởi nguồn của trí tuệ”.
2. Vững lời - nói được làm được
Ngôn từ ổn định, nói lời giữ lấy lời là một trong những điều kiện quan trọng của tất cả các mối quan hệ.
Trong cuộc sống thời ngày, chúng ta cần “nói đi đôi với làm”, như vậy mới được người khác tín nhiệm và tôn trọng.
Cổ nhân nói: “Đạo tại vi, hành tại hiển. Nhìn cách hành động mà đoán được bản chất đối phương”. Chỉ khi biết nói được làm được, mới có thể khiến người khác "tâm phục khẩu phục" chữ tín và trách nhiệm của chúng ta.
“Vững lời”, còn thể hiện ở sự chừng mực và khéo léo trong lời ăn tiếng nói. Chúng ta cần học cách dùng lời lẽ phù hợp để biểu đạt quan điểm của bản thân, không khoa trương, cũng không mơ hồ khó hiểu. Giống như câu nói: “Lời nói ra nên giữ lại nửa phần, để không làm tổn thương long tự tôn của người khác”. Chỉ khi làm được điều này mới có thể sở hữu các mối quan hệ chất lượng.
3. Vững bước - chi tiết quyết thành bại
Trên đường đời, mỗi bước đi cần phải vững chắc, ổn định; không cần bước dài hay hấp tấp, hãy tuân theo nguyên tắc “chậm mà chắc”. Đương nhiên bạn cũng có thể bước nhanh, vì mục tiêu của mỗi người không giống nhau, nhưng đổi lại, bạn phải chấp nhận kết cục “vật cực tất phản”, cái gì quá tải cũng phải tác dụng.
Vững bước, chính là đòi hỏi chúng ta khi hành động phải có sự thận trọng, bình tĩnh, không mù quáng mạo hiểm, không dễ dàng phạm lỗi.
Trong công việc, chúng ta cần chính lý nhiệm vụ ổn thỏa, không nên hấp tấp, háo thắng chỉ để người khác nhìn thấy năng lực của mình. Thay vì thế, hãy đi vào từng chi tiết nhỏ, tìm hiểu rõ vấn đề, học tập không ngừng nghỉ. Người giỏi lúc nào cũng chỉn chu từ công việc lặt vặt, chứ không phải vẻ hào nhoáng sáo rỗng bên ngoài. Bởi lẽ: “Chi tiết quyết thành bại”.
Trong cuộc sống, chúng ta cần bình tĩnh đối mặt với mọi vấn đề, không hoảng loạn, cũng không trốn tránh. Chỉ khi biết tích cực nghênh đón moi thử thách, cuộc sống mới thêm phần ung dung, tự tại.
Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy rèn luyện cho mình chữ “vững” trong tâm thái và hành động, không cầu công danh hay tài phú rạng rỡ, chỉ cầu ung dung, tự tin mà sống.