'Bán ngón chân đổi lấy tiền mặt' - Nỗi sợ hãi của Zimbabwe về lạm phát
i mặt với lạm phát tràn lan, người dân Zimbabwe đang phải chật vật mua thực phẩm cho gia đình. Bán ngón chân đổi lấy tiền chỉ là tin đồn thất thiệt, tuy nhiên giá hàng hóa tăng cao vẫn là nỗi đau đáu.
Lạm phát – Nỗi lo đau đáu
Một câu chuyện lan truyền khắp các trang mạng xã hội ở Zimbabwe rằng do lạm phát dâng quá cao, nhiều người tuyệt vọng đã bán ngón chân của họ để lấy tiền trang trải cuộc sống. Sau khi hay tin, ông Kindness Paradza, Thứ trưởng Bộ Thông tin Zimbabwe, đã đến thăm những người bán hàng rong ở trung tâm Harare vào đầu tháng này để xóa tan cáo buộc không có thật.
Khi phương tiện truyền thông chính thức của Zimbabwe quay video cuộc thăm dò này, các thương nhân đã lần lượt cởi giày của họ để chứng minh rằng họ có tất cả mười ngón chân.
Những người bán hàng rong cởi giày để lộ ngón chân trên đường phố Harare, Zimbabwe, Thứ Năm, ngày 9 tháng 6 năm 2022. Ảnh: AP.
Huyền thoại kiếm tiền đáng trách nhưng cũng đầy đáng thương đã bị ông Paradza, cũng như những người kiểm chứng địa phương và quốc tế vạch trần. Sau đó, cảnh sát đã bắt giữ người bán hàng rong, người này hiện phải đối mặt với án phạt hoặc 6 tháng tù giam vì tội đưa tin đồn không đúng sự thật.
Tuy nhiên, điều hoàn toàn đúng là người dân Zimbabwe ngày càng thấy khó kiếm sống qua ngày. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Nga ở Ukraine, tỷ lệ lạm phát của Zimbabwe đã tăng từ 66% lên hơn 130%, theo số liệu thống kê chính thức.
Chiến tranh được cho là nguyên nhân làm tăng giá nhiên liệu và lương thực. Khiến cuộc sống của người dân nơi đây vốn đã khó khăn giờ càng thống khổ hơn. Nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn quấn lấy họ không biết bao giờ mới buông!
Được biết, xung đột Nga - Ukraine đã làm nóng thêm lạm phát toàn cầu. Khiến giá tiêu dùng tại 19 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sử dụng đồng euro đã tăng 8,1% trong tháng 5, lập mức cao mới do giá năng lượng và thực phẩm tăng.
Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát hàng năm ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã tiếp cận mức cao nhất trong 40 năm lần lượt là 8,3% và 9% vào tháng Tư.Tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ tiệm cận với Zimbabwe, đạt 73,5% trong tháng 5, mức cao nhất trong 24 năm.
Nội tệ rệu rã – USD thống trị
Tác động của cuộc chiến Ukraine đang làm khiến nền kinh tế vốn đã bấp bênh của Zimbabwe giờ đây chơi vơi giữa đỉnh vực. Vào tháng 5, Bộ trưởng Tài chính Mthuli Ncube phát biểu với Quốc hội rằng chiến tranh, "kết hợp với sự mất cân bằng nội tại lịch sử của chúng ta," đã tạo ra "những thách thức về sự bất ổn kinh tế được nhìn thấy thông qua sự biến động tiền tệ và lan sang sự biến động giá cả."
Tình trạng đói nghèo và siêu lạm phát đang diễn ra tại Zimbabwe khi mọi người dân tại đây đều dễ dàng trở thành "tỷ phú" với tờ một tờ tiền có mệnh giá cực lớn. Ảnh: Zingnews.
Vào đầu tháng 6, Liên minh giáo viên tiến bộ của Zimbabwe đã chia sẻ rằng giáo viên "không còn đủ khả năng mua bánh mì và những thứ cơ bản khác, điều này là quá nhiều." Ba công đoàn giáo viên lớn nhất đang yêu cầu chính phủ trả lương cho họ bằng đô la Mỹ vì thu nhập của họ bằng nội tệ đang "xói mòn chỉ sau một đêm".
Người dân trả tiền để mua bánh mì tại Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/ TTXVN).
"Đồng nội tệ đang tan rã do lạm phát tràn lan", nhà phân tích kinh tế Prosper Chitambara bày tỏ với hãng tin Associated Press. "Các cá nhân và doanh nghiệp không còn tin tưởng vào đồng nội tệ, gây áp lực lên chính phủ đòi nhu cầu đối với đô la Mỹ." Xung đột ở Ukraine chỉ đang làm trầm trọng thêm một tình hình vốn đã khó khăn. "
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhiều người tin rằng Zimbabwe có thể quay trở lại thời kỳ siêu lạm phát 500 tỷ phần trăm năm 2008. Vào thời điểm đó, những chiếc túi nhựa chứa đầy 100 nghìn tỷ đô la Zimbabwe không đủ để mua những nhu yếu phẩm thiết yếu.
Thảm họa kinh tế đã buộc Tổng thống Robert Mugabe khi đó phải thành lập một "chính phủ đoàn kết" với phe đối lập và thực hiện một hệ thống đa tiền tệ vào năm 2009, với đô la Mỹ và đồng rand Nam Phi được chấp nhận là đấu thầu hợp pháp.
Đồng đô la Mỹ tiếp tục chiếm ưu thế, với việc định giá nội tệ thường xuyên được chuẩn hóa theo tỷ giá của đồng tiền Mỹ trên thị trường chợ đen đang phát triển mạnh, nơi hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp thu được tiền mặt ngoại tệ của họ.
Lạm phát hằng năm tại quốc gia Nam Phi up to 400.000%. 100 tỷ đồng Zimbabwe hiện chỉ có thể mua được một vài quả trứng. Ảnh: Zingnews.
Những người buôn tiền tràn ngập các con phố và đám đông lối vào các trung tâm mua sắm trên khắp đất nước, vung tiền mua cả nội tệ và đô la Mỹ.
Nhiều người Zimbabwe kiếm được bằng nội tệ, chẳng hạn như nhân viên chính phủ, có nghĩa vụ mua đô la trên thị trường chợ đen, nơi tỷ giá hối đoái đang tăng chóng mặt, để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ ngày càng được lập hóa đơn bằng đô la Mỹ.
Cuộc sống khổ sở, đói nghèo đeo đuổi
Các nhà bán lẻ cho rằng tỷ giá bất hợp pháp trên thị trường đối với đô la Mỹ ngày càng tăng buộc họ phải tăng giá thường xuyên, thường là vài ngày một lần, để tiếp tế.
Nhiều năm phi công nghiệp hóa, tham nhũng, đầu tư thấp, xuất khẩu thấp và nợ cao đã gây thiệt hại cho nền kinh tế một thời thịnh vượng của đất nước miền nam châu Phi. Zimbabwe gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ dòng đồng bạc xanh cho nền kinh tế nội địa đang bị đô la hóa cao.
Gom nhặt từng hạt gạo, bữa ngon đủ đầy là niềm mơ ước. Ảnh: Internet.
Những người dân Zimbabwe bình thường đang quay lại các chiến lược đối phó được sử dụng trong thời kỳ siêu lạm phát, chẳng hạn như bỏ bữa. Bên cạnh đó, một số đang ngày càng mua thực phẩm với số lượng ít hơn, thường được đóng gói trong bao bì nhỏ đến mức chúng chỉ đủ cho một bữa ăn. Người dân địa phương gọi chúng là "tsaona", có nghĩa là "tai nạn" trong tiếng Shona.
Ncube, Bộ trưởng Tài chính, hứa hẹn những ngày tốt đẹp tràn ngập “nắng và hoa” sắp tới, nói rằng chính phủ "sẽ không ngần ngại di chuyển và can thiệp để chống lại sự tăng giá và biến động tỷ giá hối đoái."
Nhiều người nghi ngờ về những lời hứa của chính phủ, họ cho rằng không có gì là phép màu sẽ đưa Zimbabwe thoát khỏi tình trạng hỗn loạn kinh tế. Ngay cả khi giá cả tiếp tục tăng, nhiều người không thể cưỡng lại mà đưa ra những trò đùa hả hê về tình hình hiện tại.
Asani Sibanda, cư dân Harare, nói đùa rằng : “Tôi vẫn còn tất cả các ngón chân của mình, nhưng bán một cái sẽ không đau. "Tôi vẫn có thể đi lại mà không có nó, nhưng ít nhất gia đình tôi sẽ kiếm được một số thức ăn, ít nhất họ sẽ không bị đói”.
Lê Na (Theo AP)