Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/11: Thị trường dầu không tin các dự báo nhu cầu lạc quan
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 75,89 USD/thùng - tăng 4,1%, trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 80,61 USD/thùng - tăng 4,12%.
Giá dầu tuần trước đã ghi nhận tuần giảm thứ tư liên tiếp bất chấp sự bứt tốc của hai chuẩn dầu Brent và WTI ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần.
2. Tuần này, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu của họ cao hơn, với lý do đến từ mức tiêu thụ kỷ lục của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những người tham gia thị trường dầu tập trung vào lượng tồn kho dầu thô của Mỹ tăng, sản lượng dầu kỷ lục của Mỹ, dữ liệu kinh tế và nhà máy lọc dầu của Trung Quốc yếu hơn, và sự sụt giảm đầu tiên trong doanh số bán lẻ của Mỹ trong 7 tháng, do tâm lý tiêu cực vẫn tiếp tục kéo dài và kéo giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.
3. Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty hàng hải có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và 3 tàu thuộc sở hữu của các công ty này vì vận chuyển dầu của Nga được bán trên mức giá trần do các nền kinh tế lớn trên thế giới áp đặt.
Các công ty và tàu bị cáo buộc tham gia xuất khẩu dầu thô của Nga có giá trên 60 USD/thùng. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ cho biết khi công bố các biện pháp trừng phạt vào ngày 16/11 rằng các tàu đã sử dụng dịch vụ của Mỹ trong khi vận chuyển dầu thô có nguồn gốc từ Nga.
4. Theo dữ liệu mới mà Baker Hughes vừa công bố, tổng số giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ đã tăng thêm 2 giàn trong tuần trước sau khi giảm 2 giàn vào tuần trước đó.
Tổng số giàn khoan đã tăng lên 618 trong tuần trước. Tính đến thời điểm hiện tại, Baker Hughes ước tính có 161 giàn khoan đang hoạt động bị mất. Số lượng giàn khoan trong tuần trước ít hơn 457 giàn so với số lượng giàn khoan vào đầu năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch.
5. Những hạn chế vận chuyển qua Kênh đào Panama do hạn hán đã khiến việc vận chuyển LNG của Mỹ đến châu Á trở nên đắt đỏ hơn, làm gia tăng khoảng cách giữa giá LNG châu Á và châu Âu.
Theo báo cáo của Bloomberg, phí giao hàng cho khí đốt giao từ châu Á đến châu Âu vào mùa hè năm 2024 đã tăng gấp đôi kể từ tháng 10. Phí giao hàng vào mùa đông năm 2024 cũng tăng lên do những hạn chế liên quan đến hạn hán.