Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù 'Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác' là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.

Thời điểm năm 1925, khi được Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa từ Thái Lan sang Trung Quốc học tập, thiếu niên 11 tuổi Lý Tự Trọng (tên thật là Lê Hữu Trọng) đã là người có tinh thần yêu nước và thấu hiểu nỗi thống khổ của Nhân dân ta.

 Khi mới 11 tuổi, anh Lý Tự Trọng (tên thật là Lê Hữu Trọng) đã là người có tinh thần yêu nước và thấu hiểu nỗi thống khổ của Nhân dân ta.

Khi mới 11 tuổi, anh Lý Tự Trọng (tên thật là Lê Hữu Trọng) đã là người có tinh thần yêu nước và thấu hiểu nỗi thống khổ của Nhân dân ta.

Trên đất Quảng Châu (Trung Quốc), Lý Tự Trọng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dạy bảo, huấn luyện, đưa vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam”. Là người hiểu biết, thông minh, học giỏi, thạo nhiều ngoại ngữ, Lý Tự Trọng sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản cao đẹp. Anh hiểu rằng con đường duy nhất để giải phóng đất nước, quê hương là con đường cách mạng vô sản, giành độc lập dân tộc đi lên CNXH. Lý Tự Trọng tin tưởng và nguyện hiến dâng đời mình cho lý tưởng đã chọn.

Mang theo lý tưởng cách mạng, tháng 5/1929, Lý Tự Trọng trở về Việt Nam. Hoạt động trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và bí mật ở Sài Gòn - Chợ Lớn, anh đã khéo léo xử trí thông minh để hoàn thành công việc mà mình phụ trách, vừa là người liên lạc của Đảng, vừa vận động thanh niên tiến tới thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản. Khi tổ chức Đoàn được thành lập, Lý Tự Trọng trở thành người đoàn viên đầu tiên.

 Câu nói bất hủ của anh Lý Tự Trọng trở thành bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên.

Câu nói bất hủ của anh Lý Tự Trọng trở thành bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên.

Tuy vậy, khi đang ở thời điểm tinh thần cách mạng nhiệt huyết, sôi nổi; lúc phong trào cách mạng của cả nước đang dâng cao, người thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng lại bị địch bắt. Kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn, Lý Tự Trọng vẫn giữ vững ý chí “gang thép” và tinh thần lạc quan cách mạng; kẻ thù dở trò lừa phỉnh, hứa hẹn, anh vẫn bản lĩnh “nhất mực không khai”. Khí phách của người cộng sản chưa thành niên khiến kẻ thù lúng túng, run sợ. Bất chấp pháp luật, bất chấp dư luận, thực dân Pháp vẫn hèn hạ mở phiên tòa đại hình xử tử anh. Ngày 21/11/1931, Lý Tự Trọng hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca và bước lên máy chém của kẻ thù.

Có phải vì chưa đến tuổi trưởng thành nên những hành động của Lý Tự Trọng còn “thiếu suy nghĩ”?! Có phải anh chưa “đủ trí khôn” để phân biệt phải - trái, đúng - sai, đen - trắng?!

Nếu suy luận chủ quan vậy là sai lầm và xa rời lý tưởng, niềm tin của một người cộng sản chân chính. Lý Tự Trọng là người luôn ý thức sâu sắc lẽ sống của cuộc đời: “Tôi sinh ra là để đấu tranh cho Tổ quốc tôi được độc lập”! Anh không chờ đợi ân huệ, hay “mở lượng khoan hồng” từ kẻ thù. Dù chưa đến tuổi thành niên nhưng anh “đã đủ trí khôn” để hiểu được những việc anh làm là “vì cách mạng”. Trước kẻ thù, anh dõng dạc tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”. Con đường đó sáng ngời niềm tin chân lý, trở thành tuyên ngôn bất diệt về sứ mệnh cách mạng cao cả của thanh niên Việt Nam.

 Màn sân khấu hóa kể về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng do học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) thực hiện.

Màn sân khấu hóa kể về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng do học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) thực hiện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người trực tiếp đào tạo, rèn giũa, người đặt cho Lê Hữu Trọng cái tên đi vào lịch sử. Người đã nhiều lần lấy hình mẫu của anh để giáo dục thanh niên: “Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong chiến đấu, phải thực hiện “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng: trải qua các thời kỳ lịch sử, “được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt”, lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam đã noi gương và tiếp bước “con đường cách mạng” mà Lý Tự Trọng đã truyền lửa. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Ba sẵn sàng”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”… tuổi trẻ quyết hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH, đóng góp xứng đáng vào những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Trong thời kỳ đổi mới, vững tin dưới sự lãnh đạo của Đảng, với “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”, thanh niên Việt Nam dù bất cứ ở nơi đâu, trên lĩnh vực nào cũng luôn xác định đúng đắn, đầy trách nhiệm vai trò người chủ tương lai của đất nước; xung kích, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

 Thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Hà Tĩnh nói riêng phải luôn “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.

Thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Hà Tĩnh nói riêng phải luôn “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.

Hiện nay, nhân loại đang bước những bước lớn vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đất nước ta vẫn đang trên đà hội nhập và phát triển hùng cường. Tuy vậy, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là những nguy cơ, thách thức tác động đến tư tưởng, tình cảm của thanh niên.

Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, của chế độ; những biểu hiện “nhạt Đảng”, “khô Đoàn”, “xa rời chính trị”, sống thiếu lý tưởng, hoài bão, sống không có mục đích của một bộ phận ĐVTN… Thực trạng đó đòi hỏi thanh niên không được một phút lơi là, thỏa mãn, đánh mất bản lĩnh, bỏ rơi trọng trách của mình.

Noi gương anh Lý Tự Trọng, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa chân lý “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng”, thanh niên Việt Nam, nhất là những cán bộ, đảng viên trẻ tuổi cần ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; yêu nước, bản lĩnh; không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, sống đẹp, sống có ích, sống biết ơn, thủy chung son sắt; sáng tạo, khởi nghiệp; tình nguyện vì cộng đồng; khỏe thể chất, vững kỹ năng, chủ động hội nhập quốc tế…, hoàn thành sứ mệnh người chủ tương lai của đất nước, là “mùa xuân của xã hội”, vững vàng trên con đường đi tới phồn vinh, hạnh phúc.

Ths Phan Bá Linh-Trường Chính trị Trần Phú

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/ban-tuyen-ngon-ve-ly-tuong-song-cua-thanh-nien-viet-nam-post275577.html