Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Ngày 24/5, đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát kết quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2023 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tại buổi giám sát.

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tại buổi giám sát.

Từ năm 2019 - 2023, công tác đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Sở LĐ-TB&XH chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tố chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ theo quy định.

Sở LĐ-TB&XH tổ chức 146 hội nghị truyền thông, phổ biến chính sách, thông tin thị trường lạo động, định hướng nghề nghiệp, tư vấn học nghề tại các huyện trên địa bàn tỉnh, với 29.806 lượt người tham dự; 8 diễn đàn khởi nghiệp cho học sinh, đoàn viên, thanh niên cho 4.932 lượt người…; phối hợp với UBND các huyện, Thành phố tổ chức 117 hội nghị chính sách việc làm, thông tin thị trường lao động cho 4.698 lượt người; phối hợp với Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cao Bằng tuyên truyền về các hoạt động lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm.

Toàn tỉnh có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bao gồm 1 trường trung cấp nghề, 9 trung tâm GDNN - GDTX công lập cấp huyện, 1 trung tâm GDNN tư thục, 3 cơ sở có tham gia hoạt động GDNN. 5 năm qua, tuyển sinh được 29.591 người; trong đó, 353 người trình độ cao đẳng, 2.865 người trình độ trung cấp; 26.373 người trình độ sơ câp và đào tạo dưới 3 tháng. Qua đó, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh từ 41,5% năm 2019 tăng lên 50% năm 2023. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, đóng vai trò quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 1.325 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 11.000 lao động; 425 HTX đang hoạt động, sử dụng 2.800 lao động. Hằng năm, NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức được các hội nghị tuyên truyền bằng các hình thức livestream, hội nghị phổ biến trực tiếp các chính sách về pháp luật lao động, BHXH, BHYT, BHTN,...

Theo số liệu báo cáo của BHXH tỉnh, hiện số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tham gia BHXH là 51.859 người, BHTN là 27.730 người. NLĐ và người sử dụng lao động cơ bản thực hiện tốt các quy định vê pháp luật lao động, không có tình trạng tranh chấp lao động phức tạp, tranh chấp tập thể và đình công. Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật lao động của người sử dụng lao động và NLĐ được nâng cao; người sử dụng lao động quan tâm đên môi trường lao động, thực hiện các chê độ, chính sách vê tiền lương, bảo hiểm xã hội và phúc lợi khác đối với NLĐ theo quy định.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao, cơ sở vật chất, thiêt bị đào tạo các cơ sở GDNN chưa đông bộ, một số không còn phù hợp với chương trình đào tạo, trong khi kinh phí địa phương hạn hẹp, số lượng giáo viên tại một số cơ sở GDNN còn thiếu, phụ thuộc vào số giáo viên hợp đồng ngoài, các cơ sở GDNN - GDTX không tuyển được giáo viên, việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ của nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm; nhiều NLĐ chưa được khám sức khỏe định kỳ, tập huấn, huấn luyện, thông tin về chính sách pháp luật an toàn vệ sinh lao động; ý thức tuân thủ pháp luật của một số người sử dụng lao động và NLĐ chưa cao, vẫn còn tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH.

Sở LĐ-TB&XH kiến nghị: Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục nghiên cứu, xem xét, sớm tham mưu để bổ sung quy định Trung tâm GDNN - GDTX công lập cấp huyện là đối tượng được thụ hưởng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, bảo dưỡng tài sản, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện đào tạo của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sớm ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí xác định "người lao động có thu nhập thấp" để tổ chức đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh quy định điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ câp và dưới 3 tháng.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nông Hải Lưu phát biểu kết luận buổi giám sát.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nông Hải Lưu phát biểu kết luận buổi giám sát.

Kết luận buổi giám sát, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nông Hải Lưu đề nghị: Cần rà soát, đánh giá lại công tác đào tạo tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh, từ đó, có giải pháp phù hợp điều chỉnh về mô hình, đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất phục vụ học tập. Tăng cường công tác chỉ đạo định hướng GDNN, liên kết đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Thực hiện tốt các chính sách đối với NLĐ, tránh tình trạng nợ lương, nợ BHXH đối với NLĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị để chủ động trong việc nắm bắt tình hình.

Trước đó, đoàn giám sát thực tế tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng.

K.D

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/ban-van-hoa-xa-hoi-hdnd-tinh-giam-sat-tai-so-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-3169450.html