Bản xa thay áo mới

PTĐT - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, sự thay đổi làm bật lên sức sống mới ở nhiều vùng đất xa xôi nơi rẻo cao.

Ở khu Hạ Bằng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bây giờ, có rất nhiều nhà mới được xây dựng từ quyết tâm làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo của bà con dân tộc Dao.

Ở khu Hạ Bằng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bây giờ, có rất nhiều nhà mới được xây dựng từ quyết tâm làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo của bà con dân tộc Dao.

PTĐT - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, sự thay đổi làm bật lên sức sống mới ở nhiều vùng đất xa xôi nơi rẻo cao. Từ các nguồn lực đầu tư và sự thấm sâu của các nghị quyết chuyên đề về phát triển KT- XH, đặc biệt là sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự nỗ lực trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào... nhiều bản động vùng cao đã “thay áo mới” từ quyết tâm đổi thay cuộc sống của chính người dân…
Hạ Bằng- Bản Dao đổi mới
Hạ Bằng là một trong 12 khu dân cư của xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn nhưng lại là bản xa nhất, cách trung tâm xã gần chục cây số. Hơn 40 năm hạ sơn lập bản, trải qua bao khó khăn, vất vả, người Dao sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều đời leo lét như ánh đèn dầu nay đã nên bản thành làng, ấm áp quây quần dựng xây đời sống mới. Bản xa nay đã bừng lên một sức sống mới, sức sống mang đậm dấu ấn, sự nỗ lực của người dân đồng thời khẳng định sự thẩm thấu của những Nghị quyết, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của cấp trên đã và đang “bám rễ” đất này. Vào Hạ Bằng đúng vụ gặt. Mầu vàng no ấm bừng lên trên những thửa ruộng. Anh Phùng Văn Tuấn, cán bộ văn phòng xã Kim Thượng đưa tôi bằng xe máy vào Hạ Bằng. Dọc những thửa ruộng được mùa, lúa trĩu bông, anh hồ hởi khoe: Xã Kim Thượng chúng tôi là vựa lúa của huyện Tân Sơn với hơn 350ha. Bên ấm trà thơm ngát, Bí thư xã Kim Thượng, đồng chí Phùng Văn Cửu cho biết khu Hạ Bằng có 103 hộ người Dao và là một bản khá phát triển. Theo đánh giá thì các bản của Kim Thượng như Tân Minh, Hạ Bằng, Tân Hồi... đều có bước phát triển khá trong những năm gần đây với nhiều đổi thay rõ nét. Do biết làm kinh tế, mở rộng diện tích lúa nước, trồng rừng, phát triển sản xuất nên giờ các bản cơ bản không còn hộ đói, hộ khá giả tăng dần lên. Bên cạnh đó, người dân còn tranh thủ nông nhàn, đi làm thêm tăng thu nhập nên nhiều hộ có nguồn thu để đầu tư phát triển kinh tế. Trên tuyến đường bê tông vào bản cùng anh cán bộ xã, chúng tôi chỉ xoay quanh chuyện thoát nghèo, chuyện làm kinh tế của bản Dao này. Dọc lối vào khu Hạ Bằng, nhiều nhà tầng, nhà ngói san sát như phố. Anh Bàn Văn Cương, trưởng khu Hạ Bằng, cho biết bản vẫn còn hơn 40 hộ nghèo, nhưng con số này cũng giảm nhiều theo từng năm, những hộ kinh tế khá ở bản chủ yếu từ làm đồi rừng như Triệu Văn An, Đặng Văn Dũng, Đặng Văn Sinh, Đặng Văn Hồng... Những hộ này trung bình có 5-10ha rừng bồ đề, keo, mỡ... Bây giờ, cây bồ đề đến chu kỳ khai thác được bán theo ha với giá từ 60-70 triệu một ha. Đổi thay lớn nhất trong suy nghĩ của bà con nhân dân đó là biết làm kinh tế và nhìn vào nhau để vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, những năm gần đây, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của cấp trên vào Hạ Bằng dễ hơn nhiều do nhận thức của bà con tăng lên. Ngoài trồng rừng, thì nhân dân còn chăn nuôi trâu bò, nhà nhiều có hàng chục con trâu; bên cạnh đó còn nuôi lợn, gà, vịt suối... Hạ Bằng cũng là khu có nhiều ruộng nhất xã, nhân dân trồng lúa Thiên Ưu, Sơn Lâm, 838... có năng suất cao nên giờ bản không có hộ đói, đứt bữa khi giáp hạt.Chi bộ có 13 đảng viên do đồng chí Phùng Thị Thoa, sinh năm 1988 làm Bí thư. Cùng với các đảng viên và chi ủy, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đã được phát huy, tạo động lực cho nhân dân đoàn kết phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững với đầu tầu là các đảng viên nơi đây. Đi một vòng quanh bản, không khí mùa gặt, nụ cười của những ông chủ nhà mới xây rạng rỡ, tấp nập càng làm rộn lên sức sống của Hạ Bằng- bản Dao nghèo thủa nào!

Tại nhiều xã vùng cao của Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập… chăn nuôi đại gia súc đang là hướng đi mới, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân và là hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Tại nhiều xã vùng cao của Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập… chăn nuôi đại gia súc đang là hướng đi mới, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân và là hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Bừng sáng bản vùng caoCòn nhớ cách đây nhiều năm, Sinh Tàn là bản đặc biệt khó khăn của xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn. Đường qua đỉnh Èn Choong để vào bản là những vất vả không thể nào quên của người dân và cán bộ nơi đây. Bao khó khăn đều do con đường đất cheo leo bên sườn núi tạo ra. Đi lại khó khăn, giao thương chậm phát triển. Ước mơ bao đời nay của bản Dao này đó là có một con đường để có cơ hội phát triển. Anh Kiên- cán bộ xã Thượng Cửu đưa tôi vào Sinh Tàn khoe: Giờ đường bê tông đã vào tận bản. Bản Dao này đổi thay lắm rồi. Chúng tôi đi một vòng quanh bản để thấy sự đổi thay đang diễn ra hằng ngày nơi đây. Bên ấm trà nóng, Bí thư chi bộ Sinh Tàn, đồng chí Đặng Thế Mão cho biết: Đổi thay lớn nhất ở Sinh Tàn có lẽ chính là nếp nghĩ, cách làm mới của bà con trong bản. Nhiều cách làm mới, cách nghĩ mới đã “kéo” Sinh Tàn gần hơn với bên ngoài. Khẳng định sức sống và nội lực mới của người dân từ ý chí thoát nghèo và những đầu tầu gương mẫu là các cán bộ, đảng viên nơi đây. Đứng trên đỉnh Èn Choong nhìn vào bản, những ngôi nhà mới xây lấp ló dưới tàn rừng già đã minh chứng cho ước vọng đổi thay của bà con bản Dao nơi này và chứng minh cho ý nghĩa của con đường “ý Đảng, lòng dân”.Không chỉ Sinh Tàn, bản Đồng Măng- Trung Sơn, Yên Lập cũng là bản Dao một thời nghèo khó. Do biết bám rừng làm ăn, nên bây giờ 100% hộ dân có rừng và biết giữ rừng. Không chỉ phát triển kinh tế, bà con còn luôn giữ mối đoàn kết chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ở Đồng Măng bây giờ, nhiều phong tục đẹp được lưu giữ và phát huy như cấp sắc, tết nhảy… Bên bàn nước trà, già làng Phùng Sinh Huyện cho hay: Đổi mới nhiều lắm rồi nhà báo ạ. Sau mấy chục năm hạ sơn, từ những hộ dân đầu tiên di cư bên Văn Chấn, Yên Bái sang nay đã ấm bản. Từ 100% hộ nghèo nay cả bản chỉ còn 16/61 hộ nghèo, nhiều thế hệ người Dao đã đi học tới cao đẳng, đại học, đi công tác thoát ly lập nghiệp, khẳng định ý chí vươn lên của người Dao ở Trung Sơn...Bên dãy núi Tu Tinh cao vút, ba bản: Chen, Chự, Hồ ở xã Yên Sơn, Thanh Sơn trước đây muốn lên đến nơi phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Tuy nhiên giờ đây, từ sự đầu tư của Nhà nước, ô tô đã lên đến tận bản, vào sân nhà trưởng khu. Trao đổi với phóng viên Báo Phú Thọ, Trưởng bản Hồ, anh Đặng Văn Nguyên cho biết: Chen, Chự, Hồ là ba bản Dao di cư từ Hòa Bình và Ba Vì (Hà Nội) về quần tụ nơi đây. Bao đời nghèo khó dưới chân ngọn Tu Tinh đen thẫm, sau nhiều năm nỗ lực vươn lên, giờ đây cuộc sống đang bừng lên những trang mới. Người dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập trung cải tạo vườn tạp, chăn nuôi trâu bò, làm rừng, hầu hết các hộ dân trong bản đều có rừng và không bỏ hoang một mảnh đất nào với mục đích phát triển kinh tế. Cùng với đầu tư đường lớn năm 2018, gần 20km đường điện cao thế đã được kéo lên bản, mang ánh sáng văn minh về thắp sáng từng mái nhà của người Dao nơi đây. Giờ đây, nhiều hộ dân đã có phương tiện sản xuất cơ giới hóa, máy móc thay thế sức người, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm và không còn hộ đói...Cuộc sống mới đang bừng lên từng ngày, trong từng mái nhà và hân hoan trên nét mặt bà con ở những bản động vùng cao hôm nay. Từ bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, Tân Sơn đến bản Dao Sinh Tàn, xã Thượng Cửu, Thanh Sơn... Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các bản vùng cao nay đã khoác áo mới, minh chứng cho những đổi thay, để hôm nay đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn ngày hôm qua...

Quốc Hội

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/phong-su-ghi-chep/202010/ban-xa-thay-ao-moi-173584