Băng Cốc xây dựng công viên chứa nước trong thành phố để chống ngập lụt
CP Park – dự án công viên lưu chứa nước đầu tiên giúp giải quyết vấn nạn ngập lụt ở Băng Cốc, Thái Lan.
Mùa hè là mùa mưa ở Thái Lan, vào thời điểm này, Băng Cốc và nhiều thành phố khác thường phải hứng chịu rất nhiều trận mưa dữ dội. Những năm trước, nhiều trận mưa như trút đổ xuống đã gây ngập lụt toàn bộ các tuyến đường, làm tê liệt cả hệ thống tiêu thoát nước và cuốn trôi rất nhiều nhà cửa của người dân.
Đáng lo ngại hơn, thành phố này đang thấp xuống so với mực nước biển với tốc độ 1cm/năm và dự báo đến năm 2030, Băng Cốc sẽ thấp hơn cả mực nước biển.
Để phòng chống những trận lụt trong tương lai, Băng Cốc và chính quyền các cấp của thành phố gần đây đã bắt đầu thực hiện nhiều dự án, trong đó có việc vạch ra kế hoạch quản lý nguồn nước tổng thể.
Một trong những dự án chống ngập lớn nhất là dự án Công viên Thế Kỷ Đại học Chulalongkorn, một khu vực rộng đến 11 mẫu Anh (khoảng 4,4 hecta), đủ để chứa khoảng 1 triệu gallon nước mưa (khoảng 3.795m3). Như tờ TED cho biết, công ty kiến trúc quy hoạch Landprocess, Băng Cốc đã thiết kế kiểu công viên này để giải quyết nạn ngập lụt ở nhiều khu vực lân cận.
Cùng khám phá công viên độc đáo này:
Tên thường gọi của công viên này là CU Park, dự án này bắt đầu được xây dựng trên một khu đất trị giá đến 700 triệu USD ngay gần trung tâm Băng Cốc vào năm 2017
Công viên CU Park, Băng Cốc nhìn từ trên cao (Ảnh Landprocess)
Ông Kotchakorn Voraakhom, nhà sáng lập công ty Landprocess, sinh ra và lớn lên ở Băng Cốc, là người đứng đầu các quy hoạch thiết kế của dự án. Công viên này nằm ngay trong khuôn viên trường đại học Chulalongkorn, đây cũng là đơn vị quản lý dự án.
Công viên này có rất nhiều điểm đặc biệt giúp giữ và điều hướng lại nguồn nước mưa khi xảy ra ngập lụt thay vì để chảy vào các tuyến phố
Công viên CU Park, Băng Cốc, Thái Lan (Ảnh Landprocess)
Một mặt của công viên nằm trên một con dốc giúp nước chảy vào trong một khoang chứa khổng lồ
(Ảnh Landprocess)
Mái vòm xanh được nâng cao giúp điều hướng lưu lượng dòng nước qua các khu vườn dốc với rất nhiều cây xanh bản địa
Khu vực chứa nước tại công viên CU Park, Băng Cốc, Thái Lan (Ảnh Landprocess)
Dòng nước sau đó chảy qua một vùng đầm lầy nhân tạo …
Hình ảnh công viên CU Park ở Băng Cốc, Thái Lan (Ảnh Landprocess)
… và hút vào một hồ chứa khổng lồ
Hình ảnh công viên CU Park ở Băng Cốc, Thái Lan (Ảnh Landprocess)
Vùng đất đầm lầy này cũng đóng vai trò là một hệ thống lọc, ở đó nước được xử lý các chất độc hại.
Trong trường hợp xảy ra lũ lụt nghiêm trọng, hồ chứa nước này có thể tăng kích cỡ lên gấp đôi bằng cách mở rộng sang bãi cỏ chính của công viên. Tổng cộng, công viên này có thể lưu chứa được 1 triệu gallon nước (3.795 m3)
Ảnh Landprocess
Những khu vực khác của công viên bao gồm một khu nuôi nhốt thú, đường mòn, và các khu vực vui chơi
Ảnh Landprocess
Một khu vườn mưa trải dài – cũng giúp lưu trữ nước – nằm bao quanh công viên giúp bảo vệ các tuyến đường lân cận bị ngập lụt
Các hồ chứa nước tại công viên CU Park, Băng Cốc (Ảnh Landprocess)
Các tuyến đường bao gồm đường xe đạp và các tuyến đường đi bộ rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể đi bộ vào công viên
Công viên CU Park, Băng Cốc (Ảnh Landprocess)
Công viên thế kỷ Chulalongkorn được thiết kế để đối phó với những bất thường của sự biến đổi khí hậu trong tương lai”, công ty thiết kế cho biết trong một tuyên bố gần đây
Băng Cốc là một thành phố lớn với 20 triệu dân, sẽ phải đối mặt với mối đe dọa từ nước biển dâng và các trận ngập lụt (Ảnh Landprocess)
Tuy chỉ rộng khoảng 4,4 hecta và chỉ bao trọn được một tỷ lệ nhỏ diện tích thành phố, nhưng công viên CU Park là một bước đi hướng đến mục tiêu đưa Băng Cốc thành một thành phố đủ sức chống chọi với những trận lụt (Ảnh Landprocess)
Công viên CU Park, Băng Cốc nhìn từ trên cao (Ảnh Landprocess)
Ông Voraakhom cũng đang thiết kế một công viên rộng hơn giúp giải quyết vấn đề ngập lụt như ở công viên CU Park. Công viên này nằm trong khuôn viên đại học Thammasat, Băng Cốc. Dự kiến sẽ được mở cửa vào năm 2019.