Băng vĩnh cửu tan 'chóng mặt', chuyên gia lập tức hiến kế độc

Trước tốc độ tan nhanh chóng của lớp băng vĩnh cửu ở vùng cực địa cầu, các nhà khoa học đã đưa ra 2 ý tưởng bất ngờ để ngăn chặn sự ấm lên của Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, chúng ta có thể xả các loại khí như SO2 vào khí quyển. SO2 là hợp chất vô cơ, không màu và có độc. Họ đề xuất xả các vật chất đó vào tầng bình lưu, tạo ra những vi hạt phản chiếu bớt ánh sáng mặt trời vào không gian

Theo các nhà khoa học, chúng ta có thể xả các loại khí như SO2 vào khí quyển. SO2 là hợp chất vô cơ, không màu và có độc. Họ đề xuất xả các vật chất đó vào tầng bình lưu, tạo ra những vi hạt phản chiếu bớt ánh sáng mặt trời vào không gian

Khi bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất giảm đi, bề mặt Trái Đất có thể nguội đi, làm chậm hiện tượng nóng lên toàn cầu. Quá trình này được gọi là "stratospheric aerosol injection" (tạm dịch: Kỹ thuật phun khí sol vào tầng bình lưu).

Khi bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất giảm đi, bề mặt Trái Đất có thể nguội đi, làm chậm hiện tượng nóng lên toàn cầu. Quá trình này được gọi là "stratospheric aerosol injection" (tạm dịch: Kỹ thuật phun khí sol vào tầng bình lưu).

Được biết, khái niệm này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và tương tự khi một ngọn núi lửa phun trào. Chẳng hạn, vào năm 1991, vụ phun trào Núi Pinatubo ở Philippines đã xả 20 triệu tấn SO2 và tro bụi vào khí quyển, làm giảm 0,5 độ C trên toàn cầu trong 1 năm - tạm thời xóa bỏ đến 50% mức nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Được biết, khái niệm này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và tương tự khi một ngọn núi lửa phun trào. Chẳng hạn, vào năm 1991, vụ phun trào Núi Pinatubo ở Philippines đã xả 20 triệu tấn SO2 và tro bụi vào khí quyển, làm giảm 0,5 độ C trên toàn cầu trong 1 năm - tạm thời xóa bỏ đến 50% mức nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Làm mát Trái Đất bằng cách này yêu cầu việc "bơm" SO2 vào tầng bình lưu ở các vĩ độ thấp. Lượng vật chất ấy sau đó sẽ được phân bố toàn cầu bởi gió và đến vùng cực ở bán cầu nó được xả vào, tạo ra một lớp "khiên" phản chiếu.

Làm mát Trái Đất bằng cách này yêu cầu việc "bơm" SO2 vào tầng bình lưu ở các vĩ độ thấp. Lượng vật chất ấy sau đó sẽ được phân bố toàn cầu bởi gió và đến vùng cực ở bán cầu nó được xả vào, tạo ra một lớp "khiên" phản chiếu.

Tuy nhiên, vì tầng bình lưu ở xích đạo cao hơn nhiều (cách mặt đất 17km) so với vùng cực (khoảng 9km), nên cách khả thi hơn là sẽ chỉ "xả" khí ở các vùng cận cực.

Tuy nhiên, vì tầng bình lưu ở xích đạo cao hơn nhiều (cách mặt đất 17km) so với vùng cực (khoảng 9km), nên cách khả thi hơn là sẽ chỉ "xả" khí ở các vùng cận cực.

Theo số liệu được đưa ra từ các nhà nghiên cứu Na Uy trên chuyên trang Nature, Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp 4 lần so với phần còn lại của thế giới, thậm chí một số vùng còn lên đến 7 lần, một con số đáng báo động.

Theo số liệu được đưa ra từ các nhà nghiên cứu Na Uy trên chuyên trang Nature, Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp 4 lần so với phần còn lại của thế giới, thậm chí một số vùng còn lên đến 7 lần, một con số đáng báo động.

Cách thứ 2 theo các nhà khoa học là "làm sáng" mây che phủ đại dương với mục đích tương tự, phản chiếu bớt bức xạ mặt trời vào không gian.

Cách thứ 2 theo các nhà khoa học là "làm sáng" mây che phủ đại dương với mục đích tương tự, phản chiếu bớt bức xạ mặt trời vào không gian.

Sau khi quan sát trong một số điều kiện, các vi hạt được xả ra từ ống khói các con tàu có thể tạo ra mây phía trên đại dương, các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng có vẻ điên rồ này.

Sau khi quan sát trong một số điều kiện, các vi hạt được xả ra từ ống khói các con tàu có thể tạo ra mây phía trên đại dương, các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng có vẻ điên rồ này.

Mấu chốt là, loại mây hình thành phía trên đại dương phụ thuộc vào kích thước của các tinh thể muối. Nếu các tinh thể đủ nhỏ, thì các đám mây được hình thành từ rất nhiều giọt nhỏ.

Mấu chốt là, loại mây hình thành phía trên đại dương phụ thuộc vào kích thước của các tinh thể muối. Nếu các tinh thể đủ nhỏ, thì các đám mây được hình thành từ rất nhiều giọt nhỏ.

Điều này rất quan trọng vì những đám mây bao gồm các giọt nhỏ có vẻ trắng hơn những đám có các giọt lớn hơn và do đó phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời hơn, ngay cả khi các đám mây có tổng lượng nước như nhau.

Điều này rất quan trọng vì những đám mây bao gồm các giọt nhỏ có vẻ trắng hơn những đám có các giọt lớn hơn và do đó phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời hơn, ngay cả khi các đám mây có tổng lượng nước như nhau.

Do đó, có thể "tẩy trắng" các đám mây bằng cách tạo ra nhiều sol khí từ nước biển hơn. Điều này có thể đạt được ở gần Bắc Cực thông qua việc triển khai các thuyền có máy bơm và vòi phun.

Do đó, có thể "tẩy trắng" các đám mây bằng cách tạo ra nhiều sol khí từ nước biển hơn. Điều này có thể đạt được ở gần Bắc Cực thông qua việc triển khai các thuyền có máy bơm và vòi phun.

Dù là phương án gi, các nhà khoa học vẫn hy vọng chúng thực sự có hiệu quả trong thực tiễn bởi băng tan và nước biển dâng sẽ đe dọa nghiêm trọng sự sống cả hành tinh.

Dù là phương án gi, các nhà khoa học vẫn hy vọng chúng thực sự có hiệu quả trong thực tiễn bởi băng tan và nước biển dâng sẽ đe dọa nghiêm trọng sự sống cả hành tinh.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bang-vinh-cuu-tan-chong-mat-chuyen-gia-lap-tuc-hien-ke-doc-1746192.html