Bảng xếp hạng mới nhất đại học thế giới theo ngành, nhóm ngành năm 2024
Trong các bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo ngành, nhóm ngành đào tạo của Times Higher Education, Anh và Mỹ vẫn là hai quốc gia dẫn đầu khi có nhiều trường đại học lọt vào top 10 của tất cả 11 bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng đại học thế giới theo ngành, nhóm ngành năm 2024
Theo dữ liệu mới nhất từ Bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education, hiện có nhiều trường đại học trên thế giới đào tạo đa dạng chuyên ngành với chất lượng giáo dục cao. Tuy nhiên, việc cạnh tranh của những trường này so với các trường hàng đầu ở Anh và Mỹ vẫn là một thách thức.
Trong bảng xếp hạng mới nhất, số lượng quốc gia có mặt trong top 10 của 11 bảng xếp hạng các trường đại học theo ngành, nhóm ngành đào tạo đã tăng từ 5 lên 8 trong vòng 5 năm, trong đó có Australia, Trung Quốc và Singapore cùng với Canada, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Anh và Mỹ.
Bảng xếp này bao gồm các lĩnh vực đào tạo sau: Nghệ thuật và Nhân văn; Kinh doanh và Kinh tế; Lâm sàng và sức khỏe; Khoa học máy tính; Giáo dục; Kỹ thuật; Luật; Khoa học đời sống; Khoa học vật lí; Tâm lý và Khoa học xã hội.
Những trường đại học có chất lượng giáo dục đa dạng nhất và nằm trong top 10 của bảng xếp hạng thuộc về 5 quốc gia: Mỹ, Anh, Hồng Kông, Trung Quốc và Canada. Trong khi đó, 6 quốc gia mới lọt vào top 100 là: Áo, Brazil, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại học Hồng Kông (Hồng Kông) là trường đại học đứng ở vị trí thứ 6, chỉ sau các trường đại học của Mỹ và Anh. Tiếp theo là Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 7 và Đại học Toronto của Canada xếp ở vị trí thứ 9.
Các trường đại học của Trung Quốc lên ngôi
Bảng xếp hạng các trường đại học theo chuyên ngành Kinh doanh và Kinh tế cũng đã đa dạng hơn trong 5 năm qua. Số lượng các trường đại học của các quốc gia lọt vào top 50 đã cho thấy vị thế của Anh và Mỹ đang suy yếu. Theo đó, hai quốc gia này có 25 trong số 50 trường đại học hàng đầu trong bảng xếp hạng năm 2023, giảm 7 trường so với năm 2020.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ và Anh lọt vào top 10 nhưng đặc biệt gây ấn tượng bởi có 2 trường đại học là Đại học Thanh Hoa đứng thứ 8 và Đại học Bắc Kinh đứng thứ 10. Ngoài ra, Singapore, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan và Nhật Bản nằm trong số các quốc gia khác có các trường đại học được xếp hạng trong top 50.
Di chuyển học thuật (Academic mobility) đề cập đến việc sinh viên và giáo viên trong giáo dục đại học chuyển đến một cơ sở giáo dục khác trong hoặc ngoài đất nước của họ để học tập hoặc giảng dạy trong một thời gian giới hạn.
Tiến sĩ Blanco - Giám đốc học thuật của Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế, Đại học Boston, nhận xét: "Nói chung, đây là những đất nước có nền kinh tế phát triển tốt và có khả năng di chuyển học thuật trên quy mô lớn".
Chuyên gia kinh tế Usha Haley và Giáo sư Quản trị W. Frank Barton tại Đại học Wichita (Mỹ) cho rằng, các vấn đề về thị thực và nhận thức chính trị trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến cách sinh viên quốc tế đánh giá chất lượng của các trường đại học ở Mỹ và Anh.
Cụ thể, những sinh viên đến từ Trung Quốc và Ấn Độ được cấp thị thực làm việc sau khi học MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) ở Mỹ vẫn phải vật lộn để kiếm được việc làm vì yêu cầu về quyền công dân. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác có chính sách khác với Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế hơn.
Theo đó, các mô hình giáo dục bản địa đang được triển khai trên khắp thế giới. Những trường đại học kinh doanh bên ngoài Mỹ và Anh ngày càng thích nghi với hệ thống văn hóa, chính trị và kinh tế của đất nước họ. Từ đó, được các cơ quan kiểm định chứng nhận và tạo nên danh tiếng.
Giáo sư Florian Stahl tại Đại học Mannheim của Đức đồng ý rằng, sự công nhận của cơ quan là rất quan trọng cho sự thành công và danh tiếng toàn cầu của các trường đại học đào tạo kinh doanh.
Các trường đại học của Anh và Mỹ luôn "chiếm thế thượng phong"
Tuy nhiên, bất chấp sự đa dạng ngày càng tăng trong các bảng xếp hạng các trường đại học đối với các ngành Giáo dục, Kinh doanh và Kinh tế thì top 10 các trường đại học đào tạo về các ngành Nghệ thuật và Nhân văn, Khoa học xã hội và Khoa học đời sống vẫn chỉ có các trường của Mỹ và Anh.
Đồng thời, cho dù sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng trong các bảng xếp hạng các trường đại học thế giới thì việc vượt qua những quốc gia nổi tiếng với chất lượng giáo dục hàng đầu như Anh và Mỹ vẫn là một thách thức lớn. Trong năm 2023, Đại học Stanford của Mỹ vẫn là cơ sở giáo dục duy nhất lọt vào top 5 trong tất cả 11 bảng xếp hạng các trường đại học theo ngành, nhóm ngành trên thế giới.
Theo Tiến sĩ Blanco, "sự thống trị" của các trường đại học ở Anh và Mỹ trong các lĩnh vực như Nghệ thuật và Nhân văn có thể là dựa trên danh tiếng từ lâu - một điều không dễ thay đổi.
STEM để chỉ các ngành học: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Ngoài ra, ông Blanco nói thêm, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cũng có thể thiếu đầu tư và chính sách hỗ trợ cho những lĩnh vực như vậy, ngoại trừ Trung Quốc - quốc gia đang đi ngược lại xu hướng này, mặc dù mức độ kiểm duyệt đầu tư của quốc gia này khá chặt chẽ.
Ngoài cơ sở hạ tầng, bà Usha Haley cho rằng, sự dẫn đầu của Anh và Mỹ trong lĩnh vực Khoa học có thể là do hệ thống pháp luật của 2 quốc gia này đã bảo vệ bằng sáng chế và bản quyền. Đồng thời có nguồn tài trợ đa dạng và khả năng thu hút nhân tài, chuyên gia.
"Sinh viên gặp ít khó khăn khi tìm việc làm ở bất kỳ đâu trên thế giới sau khi theo học các lĩnh vực STEM ở Mỹ và Anh", bà Usha Haley cho biết.
Times Higher Education (THE) là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở ở London, Anh. Tạp chí nổi tiếng nhờ công bố bảng xếp hạng đại học thế giới hàng năm THE - QS, bắt đầu từ năm 2004.
THE sử dụng 13 chỉ số đã được hiệu chuẩn nhằm cung cấp sự so sánh toàn diện và cân bằng. Các chỉ số được chia thành năm nhóm: giảng dạy (môi trường học tập), nghiên cứu (số lượng, thu nhập và danh tiếng), trích dẫn khoa học (ảnh hưởng của nghiên cứu), triển vọng quốc tế (giảng viên, sinh viên và nghiên cứu), thu nhập nhờ chuyển giao tri thức.
Nguồn: THE