Bánh trôi nước, đèn lồng – đặc trưng Tết Nguyêu tiêu ở Trung Quốc

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, cũng là Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc. Vào ngày này, bánh trôi nước và đèn lồng là những thứ không thể thiếu và vô cùng đặc trưng ở nơi đây.

Ở Trung Quốc, hết rằm tháng Giêng mới chính thức kết thúc Tết Nguyên đán. Do vậy, Tết Nguyên tiêu cũng được coi là dịp lễ truyền thống lớn trong năm của người dân quốc gia này.

Trong tiếng Hán, “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm; nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên trong năm. Vì thế, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là lễ Thượng nguyên, bên cạnh Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười).

Người dân xếp hàng mua bánh trôi hôm nay (ngày rằm tháng Giêng) ở Bắc Kinh.

Người dân xếp hàng mua bánh trôi hôm nay (ngày rằm tháng Giêng) ở Bắc Kinh.

Ở Trung Quốc, người dân đón Tết Nguyên tiêu bằng cách treo đèn lồng, giải các câu đố treo trên đèn, ăn bánh trôi nước và đoàn tụ với gia đình. Trong đó, bánh trôi là món không thể thiếu trong Tết Nguyên tiêu.

Bánh trôi lắc bột khô miền Bắc Trung Quốc

Bánh trôi lắc bột khô miền Bắc Trung Quốc

Bánh trôi của Trung Quốc cũng được làm bằng gạo nếp, nhưng cách làm của miền Bắc và miền Nam không giống nhau, tên gọi cũng khác nhau. Phần lớn các khu vực ở miền Bắc gọi loại bánh này là “Nguyên Tiêu”, còn miền Nam gọi là “Thang Viên” tức bánh trôi nước.

Các loại nhân bánh trôi có hình vuông

Các loại nhân bánh trôi có hình vuông

Bánh trôi ở Trung Quốc có rất nhiều loại nhân. Theo anh Triệu Song Vũ, đầu bếp nhà hàng Bianyifang (Tiện Nghi Phường) nổi tiếng ở Bắc Kinh với thương hiệu bánh trôi truyền thống Cẩm Phương cho biết, nhân bánh của nhà hàng có hơn 10 vị khác nhau, như vừng đen, quế hoa, sơn tra, thập cẩm, sô-cô-la..., trong đó vừng đen, socola, thậm cẩm được nhiều thực khách ưa chuộng.

Nhân được nhúng nước và lắc bột khô lần đầu

Người miền Bắc Trung Quốc làm bánh trôi bằng cách dùng mẹt “lắc” bột nếp khô lên nhân đã nặn sẵn cho đến khi bột dính đầy vào nhân, thành những viên tròn to gần bằng quả trứng nhỏ là được.

Theo đầu bếp Triệu, bánh trôi bột khô sẽ phải trải qua 4 lần nhúng nước. Mỗi mẻ lắc tầm 7, 8 phút.

Nhân bánh và thành phẩm sau khi lắc

Nhân bánh và thành phẩm sau khi lắc

Trong khi đó người miền Nam Trung Quốc thì làm bánh trôi bằng bột ướt. Họ lấy nước nóng trộn bột nếp, rồi lấy lạc, vừng, đậu đỏ... nấu nhuyễn trộn với nhau để làm nhân, lấy bột bọc nhân, viên thành từng viên nhỏ tròn trĩnh. Dù là bánh trôi miền Nam hay miền Bắc, đều phải luộc chín rồi mới ăn.

Một khu dân cư tổ chức nặn bánh trôi bột ướt kiểu miền Nam

Một khu dân cư tổ chức nặn bánh trôi bột ướt kiểu miền Nam

Bánh trôi ăn trong ngày Rằm tháng Giêng là món ăn ngày lễ cuối cùng trong dịp Tết. Trong ngày này, hầu như nhà nào ở Trung Quốc cũng ăn bánh trôi. Những viên bánh tròn đầy, tượng trưng cho sự đoàn tụ, viên mãn, trọn vẹn, ngọt ngào.

Bánh trôi sau khi luộc xong

Bánh trôi sau khi luộc xong

Bên cạnh làm bánh trôi, một số nơi người dân còn làm đèn lồng. Nhiều địa phương cũng tổ chức các lễ hội Hoa đăng rực rỡ và hoạt động đoán câu đối trên đèn ở những nơi công cộng hoặc công viên đông người qua lại.

Người dân làm đèn lồng nhân Tết Nguyên Tiêu

Người dân làm đèn lồng nhân Tết Nguyên Tiêu

Đèn lòng cắt giấy hình Hổ

Đèn lòng cắt giấy hình Hổ

Đèn lồng cũng là một trong hai linh vật của Olympic và Paralympic mùa Đông Bắc Kinh./.

Đèn lồng cũng là một trong hai linh vật của Olympic và Paralympic mùa Đông Bắc Kinh./.

Bích Thuận/VOV-Bắc Kinh

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/banh-troi-nuoc-den-long-dac-trung-tet-nguyeu-tieu-o-trung-quoc-post924405.vov