Báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII
Sáng 5-12-2020, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII.
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII.
Nội dung báo cáo như sau:
Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp Thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri đã kiến nghị, kết quả thực hiện như sau:
1. Về cơ chế chính sách
Về việc cử tri huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Nông cống, Triệu Sơn đề nghị có cơ chế chính sách hỗ trợ khôi phục chăn nuôi sau đợt dịch tả lợn Châu Phi; có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm an toàn:
Hiện nay, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi với nguồn kinh phí lớn. Do điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, nên chưa thể nghiên cứu chính sách hỗ trợ khôi phục chăn nuôi sau đợt dịch tả lợn Châu Phi; trong thời gian qua, tỉnh chỉ chủ chương khuyến khích các gia trại, trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo điều kiện phòng chống dịch bệnh.
Cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 và Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 16-8-2017; theo đó, quy định hỗ trợ từ 30 đến 50 triệu đồng cho các cơ sở tiêu thụ rau an toàn để thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh rau an toàn; hỗ trợ đào tạo, tập huấn,...; đến nay, đã hỗ trợ xây dựng được 49 cửa hàng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn toàn tỉnh và đã hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thành công 138 mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.
Về việc cử tri đề nghị xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình mới như: Hệ thống nước sạch tập trung; kênh mương nội đồng, đường giao thông nội đồng,... cho các địa phương xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025: UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn tới, sau khi Quốc hội và Chính phủ thông qua Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, đơn vị xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ báo cáo HĐND xem xét, quyết đỉnh.
2. Về lĩnh vực quy hoạch, đầu tư cơ sờ hạ tầng, đô thị.
Về việc cử tri huyện Thiệu Hóa và một số huyện đề nghị tỉnh chỉ đạo các đơn vị điện lực di chuyển hệ thống cột điện hiện đang nằm dưới lòng đường sau khi mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn để bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Công ty Điện lực đã chủ động làm việc với chính quyền địa phương, lập biên bản xác nhận hiện trạng, giảithích với UBND các xã, thống nhất về mặt chủ trương việc di chuyên và sẽ thực hiện việc di chuyển khi cân đối được nguồn vốn.
Về việc cử tri huyện Quan Sơn đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường điện lưới quôc gia đến bản Xa Mang, xã Sơn Điện; bản Pa, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn:
Công trình cấp điện cho bản Pa, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn thuộc Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020 do EU tài trợ đã được Chủ tịch ƯBND tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư tại Quyết định số 415/QĐ-ƯBND ngày 28-1-2019, do Sở Công Thương làm chủ đâu tư. Hiện nay, công trình đã thi công đạt 80% khối lượng, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ và đóng điện trước ngày 30-11-2020 để phục vụ nhân dân.
Công trình cấp điện cho bản Xa Mang, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn là một trong các công trình đã được Bộ Công Thương thống nhất thỏa thuận bổ sung cấp điện vào Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020. Hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh đang giao các ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu để bố trí vốn thực hiện dự án.
Về việc cử tri đề nghị sửa chữa, nâng cấp tuyến đường từ xã Thạch Tượng huyện Thạch Thành đi xã Cẩm Quý huyện cẩm Thủy; đầu tư, nâng cấp tuyến đường từ xã Thiệu Hòa đi xã Dân Quyền huyện Triệu Sơn; sửa chữa, nâng cấp cầu Đình xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn; đường từ xã Thượng Ninh huyện Như Xuân đi xã Phượng Nghi huyện Như Thanh; đường giao thông từ QL 1A đến Nhà máy Annora huyện Tĩnh Gia; sửa chữa, nâng cấp tuyến đường 4B đi qua địa bàn xã Ninh Hải huyện Tĩnh Gia: Đây là công trình thuộc trách nhiệm chi của ngân sách cấp huyện; do đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND các: huyện Thạch Thành, Triệu Sơn, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn kiểm tra cụ thể, xác định mức độ cần thiết, dự kiến kế hoạch đầu tư của địa phương để trả lời cử tri, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.
Về việc cử tri đề nghị nâng cấp tuyến đường 521C từ ngã 3 làng Tôm xã Ban Công, huyện Bá Thước đi xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, hàng năm Sở Giao thông Vận tải đều bố trí nguồn vốn để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (năm 2020 đã bố trí 2,3 tỷ đồng). Mặt khác, tuyến đường trên thuộc danh mục các dự án sẽ được đầu tư theo Đề án tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường tỉnh đến năm 2025; do đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao các ngành, đơn vị chức năng chủ động thực hiện việc sửa chữa thường xuyên để đảm bảo giao thông trên tuyến và xác định khả năng cân đối nguồn vốn cho dự án để thực hiện việc đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2021 - 2025.
Về việc cử tri đề nghị sửa chữa cầu Hà Lan (tỉnh lộ 527, Bỉm Sơn đi Nga Sơn): Đây là tuyến đường tỉnh do UBND thị xã Bỉm Sơn quản lý và thuộc trách nhiệm chi của ngân sách cấp tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND thị xã Bỉm Sơn căn cứ vào nguồn vốn được giao hàng năm để thực hiện việc duy tu, sửa chữa thường xuyên tuyến đường để sửa chữa cầu Hà Lan đảm bảo nhu cầu đi lại của Nhân dân.
Về việc cử tri đề nghị mở rộng cầu Hậu Hiền tại xã Minh Tâm, câùKè tại xã Thiệu Toán huyện Thiệu Hóa phù hợp mặt cắt tuyến đường 515A; hỗ trợ xây dựng cầu treo từ Quốc lộ 217 qua sông Lò đi bản Lầm, xã Trung Tiến; cầu treo từ bản Bon, thị trấn Sơn Lư sang khu Piềng Thín và cầu cứng qua sông Lò tại xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện chủ động thực hiện việc sửa chữa thường xuyên để đảm bảo giao thông trên tuyến; đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định khả năng cân đối nguồn vốn cho dự án để thực hiện việc đầu tư nâng cấp khi đủ điều kiện.
Về việc cử tri đề nghị hoàn thiện tuyến đường 2B qua địa phận xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia: Tuyến đường nêu trên do UBND thị xã Nghi Sơn là chủ đầu tư, hiện nay đã thi công đạt 90% khối lượng; dự kiến sẽ thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng và quyết toán trước ngày 31-12.
Về việc cử tri đề nghị mở rộng lòng sông Yên Hòa và xây dựng đê quai ngăn nước dâng khi trời mưa, khi xả nước từ hồ Đồng Chùa, thị xã Nghi Sơn: UBND tỉnh đã giao UBND thị xã Nghi Sơn thực hiện các biện pháp phòng, chống lụt bão đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa, bão và sẽ thực hiện việc nạo vét, mở rộng lòng sông khi cân đối được nguồn vốn.
Về việc cử tri kiến nghị đầu tư nâng cấp tuyến đê sông Hoạt, huyện Nga Sơn; tuyến đê sông Cầu Chày nối với đê sông Mã từ xã Thiệu Long đi xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa; đê sông Hoàng thuộc xã Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn; cứng hóa mặt đê tả sông Bạng, thị xã Nghi Sơn: Việc đầu tư các công trình nêu trên là cần thiêt; tuy nhiên do nguôn ngân sách tỉnh còn nhiêu khó khăn nên trước mắt UBND tỉnh đã giao UBND các huyện kiểm tra, rà soát lại phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn cho tuyến đê trong mùa mưa lũ năm 2020 và sẽ thực hiện việc đầu tư nâng cấp khi cân đối được nguồn vốn.
Về việc cử tri đề nghị hỗ trợ sửa chữa các công trình thủy lợi, cầu tràn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa, lũ tại bản Muống, bản Hiết, bản Mùa Xuân, bản Xía Nọi, bản Khà, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn: Trong năm 2020, tại xã Sơn Thủy đã nạo vét, sửa chữa được 6 tuyến mương; thi công đạt 85% đập Dò bản Chanh và 2 đập dâng còn lại, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Quan Sơn, trước mắt, huy động nguồn lực tại chỗ để khắc phục tạm thời các hư hỏng bảo đảm phục vụ sản xuất cho bà con nhân dân và sẽ bố trí nguồn lực để đầu tư các công trình đảm bảo an toàn và phục vụ sản xuất cho bà con nhân dân.
Về việc cử tri đề nghị sửa chữa hệ thống kênh mương tưới tiêu cho bản Xim, bản Bàn, bản Cúm, bản Pùng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát: Trong năm 2020, bằng các nguồn vốn khác nhau, xã Quang Chiểu đã được đầu tư, xây dựng 3 công trình đập tại bản Pùng, Bản Xim và bản Cúm; các các công trình còn lại, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Mường Lát, trước mắt, huy động nguồn lực tại chỗ để khắc phục tạm thời các hư hỏng để phục vụ sản xuất, sinh hoạt và sẽ tiếp tục lồng ghép việc đầu tư các công trình vào các chương trình, dự án để sớm sửa chữa, khắc phục, đảm bảo an toàn và phục vụ sản xuất cho bà con nhân dân của xã Quang Chiểu.
Về việc cử tri đề nghị khắc phục tình trạng tắc tuyến kênh mương tưới tiêu do thi công dự án đường thành phố Thanh Hóa đi sân bay Thọ Xuân qua địa bàn huyện Triệu Sơn: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Triệu Sơn và Chủ đầu tư, yêu cầu các nhà thầu thi công khơi thông các vị trí ách tắc; đến nay, việc ách tẳc cơ bản đã được xử lý, đảm bảo phục công tác tưới tiêu trên địa bàn huyện.
Về việc cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án Tiêu thoát thoát lũ sông Nhơm, huyện Triệu Sơn: Ngày 25-8-2020, UBND tỉnh đã có Công văn số 11685/UBND-NN, giao UBND huyện Triệu Sơn lập dự toán xây dựng kè gia cố 273,7 m mái đê hạ lưu cầu Làng Đinh, xã Tân Ninh (là hạng mục thuộc dự án tiêu thoát lũ sông Nhơm cần ưu tiên đầu tư) để tổng họp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, đầu tư theo quy định.
Về việc cử tri đề nghị hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp các công trình đập Bai Khà, đập Bai Nghè, đập Hón Phách, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh: Hiện nay, tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh có 2 công trình đập bị hư hỏng, UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng họp, báo cáo UBND tỉnh việc đầu tư 2 công trình đập nêu trên trong giai đoạn 2020 - 2025 theo quy định.
Về việc cử tri đề nghị hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp công trình hồ Hón Dứa, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc; hồ Nghệ Tĩnh, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh; hồ Khe Đu xã Xuân Phúc, hồ Cây Sú xã Mậu Lâm, hồ Bai Công xã Xuân Khang, huyện Như Thanh: Việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ nêu trên là cần thiết để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ nên UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng họp, báo cáo UBND tỉnh việc đầu tư các công trình nêu trên trong giai đoạn 2020 - 2025 theo quy định.
Về việc cử tri đề nghị hỗ trợ kinh phí nạo vét tuyến kênh tiêu (sông Chìm) chảy ra sông Dừa, xã Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa: Tuyến kênh nêu trên là công trình do Công ty TNHH một thành viên Sông Chu - Chi nhánh Thiệu Hóa quản lý, vận hành. Để bảo đảm tiêu thoát khi có mưa lũ xảy ra, UBND tỉnh đã đề nghị Công ty TNHH MTV Sông Chu phối họp với UBND huyện Thiệu Hóa hàng năm tổ chức nạo vét, khơi thông dòng chảy.
Về việc cử tri đề nghị hỗ trợ kinh phí cải tạo sông Tam Điệp để bảo đảm thoát lũ và làm đẹp cảnh quan thị xã Bỉm Sơn: Tuyên sông Tam Điệp đoạn chảy qua địa phận thị xã Bỉm Sơn có chiều dài khoảng 7,3 km; đã thực hiện nạo vét được 4,8/6,8 km, còn lại 2 km, UBND thị xã Bỉm Sơn đang tổ chức lựa chọn đơn vị thi công để thực hiện phương án nạo vét theo quy định.
Về việc cử tri thành phố Sầm Sơn đề nghị chỉ đạo Nhà máy cấp nước sạch Thanh Hóa nâng cấp đường ống cung cấp nước sạch cho thành phố Sầm Sơn đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch và sinh hoạt của Nhân dân: Để khắc phục tình trạng nêu trên, Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa đã thống nhất dự kiến sẽ đầu tư nâng cấp đường kính ổng truyền tải và tuyên phân phôi cục bộ trên các tuyến đường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong quý IV năm 2020.
Đại biểu tham gia kỳ họp
3. Về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, bồi thường giải phóng mặt bằng
Về việc cử tri đề nghị Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su và một số cây trồng trên địa bàn miền núi: Hiệu quả kinh tế cây cao su phụ thuộc rất lớn vào thị trường mủ cao su; khoảng từ năm 2009 - 2012, giá mủ cao su cao nên việc ưồ̀ng cây cao su đem lại hiệu quả kinh tế tốt; tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay giá mủ xuống thấp, hiệu quả thấp, hầu như chỉ đù duy trì vườn cây. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu chuyển đổi một sổ diện tích cây cao su sang trồng tập trung một số cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cam, bưởi, ổi, dứa... trên địa bàn các huyện: Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, cẩm Thủy...
Về việc cử tri huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa và một số huyện đề nghị tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi gia súc có sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi: Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi gia súc có sử dụng chất cấm và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung.
Về việc cử tri đề nghị xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại kênh Minh Long và sông Goòng khu vực phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã có văn bản giao Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, UBND thành phố Thanh Hóa thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về môi trường, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật. Đến nay, các tồn tại, vi phạm về xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Hoàng Long cơ bản đã được khắc phục; các doanh nghiệp đã xây dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của KCN và thải vào sông Goòng.
Về việc cử tri đề nghị xử lý tình trang ô nhiễm môi trường tại Trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã giao các ngành, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên; qua đó đã phát hiện và đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa với số tiền 391 triệu đồng; đến nay, Công ty đã thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên đảm bảo theo quy định hiện hành.
Về việc cử tri huyện Đông Sơn đề nghị kiểm tra, giám sát Công ty Khánh Thành khai thác mỏ đá núi Vinh, nổ mìn với khối lượng lớn gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến khu dân cư thôn Thịnh Trị, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã giao các ngành, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra thực tế tại mỏ đá xã Đông Quang, huyện Đông Sơn; kết quả kiểm tra cho thấy trong hoạt động vận chuyển của Công ty có gây bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng đen người dân nên đoàn kiêm tra liên ngành đã đề nghị Công ty bổ sung các biện pháp vận chuyển, thi công khai thác nhằm giảm thiêu tác động của bụi; đối với các hoạt động khác, Công ty đều chấp hành nghiêm theo quy định.
Về việc cử tri kiến nghị bố trí kinh phí chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng 460 hộ dân tại 2 xã Thanh Tân, Thanh kỳ, huyện Như Thanh bị ảnh hưởng do nâng cao trình mực nước hồ Yên Mỹ: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, ngày 21-5-2020 Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 6732/UBND-NN giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng họp nhiệm vụ nêu trên vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở tổ chức thực hiện việc di dời, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng nêu trên.
4. Về lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Về việc cử tri đề nghị tăng cường đầu tư ngân sách để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và các di tích lịch sử cấp Quốc Gia: Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách tỉnh đã bố trí 177,22 tỷ đồng, tăng gấp 3,16 lần so với giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp cho 120 lượt di tích thuộc 24 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó có 45 di tích quốc gia/quốc gia đặc biệt/di sản văn hóa thế giới với tổng kinh phí hỗ trợ là 108,059 tỷ đồng; thực hiện 16 dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trọng điểm trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn được cấp là 410,221 tỷ đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của Nhân dân, đồng thời đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; đồng thời, ngân sách Nhà nước đã bố trí 4,820 triệu đồng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Về việc cử tri đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương có căn cứ xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị công nhận xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành là xã an toàn khu thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ theo quy định tại Quyết định số 897 QĐ-TTg ngày 27 5 2016 của Thủ tướng Chính phủ: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, ngày 3-9-2020, Sở Nội vụ đã có văn bản số 1841/SNV-XDCQ&CTTN gửi UBND huyện Thạch Thành hướng dẫn cụ thể về quy trình thủ tục, hồ sơ đề nghị xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành là xã An toàn khu thời kỳ chống pháp, chống Mỹ theo quy định; đồng thời, yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ để thẩm định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Về việc cử tri đề nghị sớm giải quyết chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh, thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ: Hiện nay, có 43.145 đối tượng đề nghị được hưởng chế độ hưởng trợ cấp 1 lần và cấp giấy chứng nhận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thâm định xong hồ sơ và báo cáo trình Quân khu 4 đang xem xét theo quy định; tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử trị, UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tích cực đấu mối với các Ban chuyên môn của Quân khu 4 để sớm giải quyết chế độ, chính sách cho đối tượng theo quy định.
5. Về lĩnh vực an ninh trật tự và các vấn đề khác
Về việc cử tri đề nghị xử lý nghiêm tình trạng cờ bạc, lô đề, tín dụng đen, trộm cắp, nghiện hút trên địa bàn huyện Triệu Sơn: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý tình trạng vi phạm pháp luật nêu trên tại địa bàn huyện Triệu Sơn; kết quả, trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, Công an Triệu Sơn đã bắt xử lý 136 vụ 348 đối tượng đánh bạc, trộm cắp tài sản, cho vay nặng lãi, tàng trữ trái phép chất ma túy; triệt xóa 5 sói bạc chuyên nghiệp; triệt xóa 8 ổ nhóm tội phạm về hình sự; thu giữ 93,497g heroin; 294,069 g methamphetamin; 2,175g methamphetamin và 0,28g heroin.
Về việc cử tri đề nghị xử lý tình trạng buôn bán, sử dụng ma túy có chiều hướng gia tăng, có biểu hiện xâm nhập vào nhà trường trên địa bàn huyện Mường Lát: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Công an huyện Mường Lát đã phân công lực lượng phối hợp với Công các xã, thị trấn và các Trường học từ Trung học cơ sở trở lên tổ chức rà soát, nắm tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong trường học; kết quả chưa phát hiện có học sinh nào của các trường trên địa bàn có các biểu hiện về việc sử dụng trái phép chất ma túy và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy.
Về việc cử tri đề nghị xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên đê tả sông Bạng, thị xã Nghi Sơn: Trong thời gian qua, Công an thị xã Nghi Sơn đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc tuần tra và phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên đê tả sông Bạng; theo đó, từ ngày 15-8-2020 đến ngày 15-9-2020, đã phát hiện, xử lý đối với 28 trường hợp vi phạm theo quy định. Trong thời gian tới, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, xử lý tình trạng nêu trên.
Về việc cử tri đề nghị xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên tuyến đường 515A từ Ba Chè đi xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Công an huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuần tra kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm trên các tuyến đường trên; kết quả, trong 9 tháng đầu năm 2020, đã lập biên bản 1.124 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 1,1 tỷ đồng, tạm giữ 308 phương tiện các loại, tước 41 Giấy phép lái xe; đến nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cơ bản ổn định; tình trạng xe quá khổ, quá tải quá chiều cao, cơi nới thành thùng đi qua địa bàn được kiềm chế và giảm rõ rệt.
Đối với các kiến nghị khác của cử tri gửi đến Kỳ họp Thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh.