Bạo chúa Nero làm gì khi xảy ra đại hỏa hoạn ở Rome?

Là một trong những nhà cai trị khét tiếng nhất của đế chế La Mã, bạo chúa Nero được cho là đã chơi đàn khi xảy ra đại hỏa hoạn ở Rome. Hoàng đế La Mã này có thực sự làm điều đó?

Sinh ngày 15 tháng 12 năm 37 sau Công nguyên, bạo chúa Nero là hoàng đế thứ 5 của đế chế La Mã và là vị vua cuối cùng của triều đại Julio-Claudians. Nhà khảo cổ học Francesca Bologna, người phụ trách Dự án Nero tại Bảo tàng Anh ở London, cho biết triều đại Julio-Claudians đã sáng lập ra đế chế La Mã.

Sinh ngày 15 tháng 12 năm 37 sau Công nguyên, bạo chúa Nero là hoàng đế thứ 5 của đế chế La Mã và là vị vua cuối cùng của triều đại Julio-Claudians. Nhà khảo cổ học Francesca Bologna, người phụ trách Dự án Nero tại Bảo tàng Anh ở London, cho biết triều đại Julio-Claudians đã sáng lập ra đế chế La Mã.

Nero được chú ông - hoàng đế Claudius nhận làm con nuôi và được chọn làm người thừa kế ngai vàng. Sau khi hoàng đế Claudius băng hà năm 54, Nero lên ngôi báu và trị vì La Mã từ đó cho đến năm 68.

Nero được chú ông - hoàng đế Claudius nhận làm con nuôi và được chọn làm người thừa kế ngai vàng. Sau khi hoàng đế Claudius băng hà năm 54, Nero lên ngôi báu và trị vì La Mã từ đó cho đến năm 68.

Vào thời điểm đăng cơ, hoàng đế Nero mới 17 tuổi nhưng nhanh chóng bộc lộ bản thân là nhà cai trị độc đoán, hung bạo và "khát máu". Ông hoàng này đã giết hại hàng ngàn người vì cho rằng họ chống đối hoặc đe dọa ngai vàng của mình.

Vào thời điểm đăng cơ, hoàng đế Nero mới 17 tuổi nhưng nhanh chóng bộc lộ bản thân là nhà cai trị độc đoán, hung bạo và "khát máu". Ông hoàng này đã giết hại hàng ngàn người vì cho rằng họ chống đối hoặc đe dọa ngai vàng của mình.

Trong số những người bị bạo chúa Nero sát hại có cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ, anh em cùng cha khác mẹ... Ông hoàng La Mã này ăn chơi hưởng lạc, thích thú tận hưởng niềm vui khi chứng kiến sự đau khổ của người khác.

Trong số những người bị bạo chúa Nero sát hại có cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ, anh em cùng cha khác mẹ... Ông hoàng La Mã này ăn chơi hưởng lạc, thích thú tận hưởng niềm vui khi chứng kiến sự đau khổ của người khác.

Tương truyền, vào năm 64, Nero được cho là đã chơi đàn khi xảy ra đại hỏa hoạn ở Rome. Thậm chí, một số nguồn tin cho rằng ông hoàng này chính là người đã hạ lệnh thiêu rụi thành Rome nên vừa đàn hát vừa cười nói vui vẻ.

Tương truyền, vào năm 64, Nero được cho là đã chơi đàn khi xảy ra đại hỏa hoạn ở Rome. Thậm chí, một số nguồn tin cho rằng ông hoàng này chính là người đã hạ lệnh thiêu rụi thành Rome nên vừa đàn hát vừa cười nói vui vẻ.

Thế nhưng, Harold Drake, giáo sư nghiên cứu lịch sử danh dự tại Đại học California, cho hay bạo chúa Nero không đứng sau trận đại hỏa hoạn ở Rome.

Thế nhưng, Harold Drake, giáo sư nghiên cứu lịch sử danh dự tại Đại học California, cho hay bạo chúa Nero không đứng sau trận đại hỏa hoạn ở Rome.

Theo giáo sư Harold, vào tháng 7 năm 64, hoàng đế Nero đang đi nghỉ ở Antium (nay là thị trấn ven biển Anzio, Italy) thì nghe tin về vụ hỏa hoạn lớn ở Rome. Ông hoàng này nhanh chóng trở về Rome. Ước tính 10 trong số 14 quận ở Rome đã bị thiêu rụi và hàng nghìn người thiệt mạng cũng như hàng chục ngàn người khác mất nhà cửa, tài sản trong vụ hỏa hoạn lớn.

Theo giáo sư Harold, vào tháng 7 năm 64, hoàng đế Nero đang đi nghỉ ở Antium (nay là thị trấn ven biển Anzio, Italy) thì nghe tin về vụ hỏa hoạn lớn ở Rome. Ông hoàng này nhanh chóng trở về Rome. Ước tính 10 trong số 14 quận ở Rome đã bị thiêu rụi và hàng nghìn người thiệt mạng cũng như hàng chục ngàn người khác mất nhà cửa, tài sản trong vụ hỏa hoạn lớn.

Giáo sư Harold cho hay sau khi trở về Rome, Nero hạ lệnh cho cấp dưới nhanh chóng dập tắt ngọn lửa, sắp xếp nơi ở tạm thời cho người dân cũng như cung cấp đồ ăn, thức uống cho họ. Thậm chí, hoàng đế Nero còn cho mở cung điện và khu vườn của mình để sắp xếp nơi ở cho những người bị ảnh hưởng trong trận hỏa hoạn.

Giáo sư Harold cho hay sau khi trở về Rome, Nero hạ lệnh cho cấp dưới nhanh chóng dập tắt ngọn lửa, sắp xếp nơi ở tạm thời cho người dân cũng như cung cấp đồ ăn, thức uống cho họ. Thậm chí, hoàng đế Nero còn cho mở cung điện và khu vườn của mình để sắp xếp nơi ở cho những người bị ảnh hưởng trong trận hỏa hoạn.

Giáo sư Harold cho hay có thể chính kẻ thù của hoàng đế Nero như các thượng nghị sĩ La Mã đã bịa đặt, lan truyền tin đồn rằng chính ông hoàng này là người khiến thành Rome chìm trong biển lửa rồi đứng từ xa theo dõi, chơi đàn.

Giáo sư Harold cho hay có thể chính kẻ thù của hoàng đế Nero như các thượng nghị sĩ La Mã đã bịa đặt, lan truyền tin đồn rằng chính ông hoàng này là người khiến thành Rome chìm trong biển lửa rồi đứng từ xa theo dõi, chơi đàn.

Kẻ thù của Nero làm như vậy để khiến ông hoàng này hứng chịu cơn phẫn nộ từ dân chúng. Theo đó, đế chế La Mã sẽ rơi vào tình trạng bất ổn và hoàng đế Nero sẽ không thể giữ vững ngai vàng.

Kẻ thù của Nero làm như vậy để khiến ông hoàng này hứng chịu cơn phẫn nộ từ dân chúng. Theo đó, đế chế La Mã sẽ rơi vào tình trạng bất ổn và hoàng đế Nero sẽ không thể giữ vững ngai vàng.

Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bao-chua-nero-lam-gi-khi-xay-ra-dai-hoa-hoan-o-rome-2063701.html