Bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững: Từ góc nhìn pháp luật về dân số
Trong bối cảnh Việt Nam đang bộc lộ nhiều thách thức về già hóa dân số, tỷ lệ sinh thấp, mất cần bằng giới tính khi sinh, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân số đang trở thành yếu tố cốt lõi trong định hướng phát triển bền vững quốc gia.
Những con số cảnh báo
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác dân số vàxác định quan điểm, định hướng tại Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong hơn ba thập kỷ qua, kể từ sau Hội nghị Quốctế về Dân số và Phát triển (ICPD - 1994), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tưụquan trọng, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bềnvững. Công tác dân số đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu hẹp bấtbình đẳng và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ năm 2006 đến năm 2021, nước ta đã đạt và duy trì mức sinhthay thế; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp; quy mô dân số năm 2024 đạthơn 101 triệu người. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thếto lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng dân số, chỉ sốphát triển con người (HDI) của nước ta không ngừng tăng lên; tuổi thọ bình quânngười Việt Nam ngày càng được nâng cao và đạt mức 74,7 tuổi năm 2024. Dịch vụchăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền hôn nhân, tầmsoát dị tật trước sinh và sơ sinh, chăm sóc người cao tuổi... ngày càng được củngcố, nâng cao về chất lượng dịch vụ.

Phường Thanh Xuân, TP Hà Nội tổ chức diễu hành tuyên truyền về công tác dân số. (Nguồn: Báo VH)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam đang đôímặt với những khó khăn, thách thức như: mức sinh giảm sâu và già hóa dân sốnhanh (năm 2024, mức sinh chỉ còn 1,91 con/phụ nữ là mức thấp nhất trong lịch sửnhân khẩu học); là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh do mức sinh thấp;tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được cải thiện, tỷ số giới tínhkhi sinh luôn ở mức cao; tình trạng mang thai và sinh con ở phụ nữ tuổi chưathành niên có xu hướng tăng; Tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở khu vực Tây Nguyênvà Trung du miền núi phía Bắc vẫn còn rất cao; Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2023đứng thứ 93/193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sốngngười dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế so vơívùng thành thị, đồng bằng…
Nếu không sớm có sự can thiệp quyết liệt, xu hướng suy giảmnày sẽ tiếp diễn trong nhiều thập kỷ tới, dẫn đến nguy cơ mất dân số vàng, giàhóa nhanh và suy thoái nguồn lao động - những yếu tố trực tiếp đe dọa đến tươnglai bền vững của đất nước.
Pháp luật đồng hành cùng chiến lược
Trước thực trạng đó, hiện nay, Bộ Y tế đang tích cực tậptrung xây dựng Luật Dân số và Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dân sốvà phát triển giai đoạn 2026 - 2035 với mục tiêu bảo đảm an sinh, sức khỏe,bình đẳng cho mọi người dân với nguyên tắc lấy con người là trung tâm, là mụctiêu của sự phát triển bền vững của đất nước.
Trước đó, ngày 3/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông quaPháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, tạo nền tảng pháp lý cho việcđiều chỉnh chính sách dân số theo hướng toàn diện và bền vững.
Bộ Y tế đang đề xuấttrong dự thảo Luật Dân số trình Chính phủ để trình Quốc hội có ý kiến và thôngqua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) có một số nội dung ưu tiên như: Ưu đãi vềchế độ nghỉ thai sản; hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật khi sinh con; Hỗ trợcho phụ nữ mang thai, sinh con khi sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Ưu tiên tiếpcận chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và các hỗ trợ khác phù hợp với tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ; Ưu đãi tài chính hỗ trợ bằng tiềnmặt hoặc hiện vật với gia đình sinh con một bề, có hai con gái; quy định các biệnpháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh phù hợp với mỗi địa phương và cảnước; Xây dựng và phát triển cơ sở hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi; phát triểnnguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi như cấp học bổng, học phí người họcchuyên ngành lão khoa tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;Quy định các biện pháp thực hiện việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đôívới nam, nữ; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; Và các biệnpháp, chính sách hỗ trợ khác để thực hiện việc duy trì mức sinh thay thế; giảmthiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mứccân bằng tự nhiên; thích ứng với già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số.

Công tác dân số góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu hẹpbất bình đẳng và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm2025 Bộ Y tế tổ chức ngày 11/7 vừa qua, thay mặt Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số vàPhát triển, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị Cục Dân số và các đơn vị củangành Y tế tập trung với nỗ lực cao nhất cùng với các cơ quan, đơn vị, tổ chứccó liên quan trình Quốc hội thông qua Luật Dân số và Chương trình mục tiêu Quốcgia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035 bảo đảm tiếnđộ, chất lượng cao nhất; Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, UBNDcác tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo, phân bổ ngân sách cho công tácdân số, nhất là trong bối cảnh thay đổi chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thơìtích cực phối hợp trong quá trình xây dựng Luật Dân số và Chương trình mục tiêuQuốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035…
Tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật Dân số do Thứtrưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì vào trung tuần tháng 7/2025, đại diệnCục Dân số, Bộ Y tế cho biết, qua rà soát các văn bản pháp luật có liên quan, BộY tế nhận thấy, nhiều quy định có liên quan đến công tác dân số chưa bảo đảmtính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và không đáp ứng đượcyêu cầu của thực tiễn. Do đó, Luật Dân sốđược ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hoáchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề dân số và công tác dân số;có các biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh về dân số và được đặt trong môíquan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phầnphát triển đất nước nhanh, bền vững; khắc phục các hạn chế, tồn tại; đáp ứngyêu cầu công tác dân số phát triển trong tình hình mới.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhất trí với sự cầnthiết sửa đổi Luật Dân số để tạo cơ sở thống nhất, đồng bộ, cụ thể hóa chủtrương, đường lối của Đảng; đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung nôịdung, trong đó bổ sung nguyên nhân bất cập; làm rõ thêm nội dung về dân số pháttriển; các nội dung liên quan đến tài chính, ngân sách; trách nhiệm sinh con...Dự thảo Luật có liên quan đến rất nhiều luật khác, do đó, cơ quan chủ trì cầnrà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, Thứtrưởng Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh.
Dự thảo Luật Dân số đang được soạn thảo hướng tới mục tiêu trọng tâm là duy trì vững chắc mức sinh thay thế, không áp đặt hay cưỡng chế, mà thông qua các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ tài chính, tinh thần và chính sách. Một loạt chính sách hỗ trợ đang được đề xuất nhằm khuyến khích các gia đình sinh đủ hai con, trong đó có các nhóm chính như: hỗ trợ tài chính (gia đình sinh hai con gái hoặc phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi có thể nhận từ 2 triệu đồng trở lên); ưu đãi xã hội (miễn phí khám thai, sinh con; học bổng cho sinh viên ngành lão khoa; hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội...); nới rộng chế độ thai sản (nam giới từ 1/7/2025 có thể nghỉ từ 14 đến 60 ngày sau khi vợ sinh, theo Luật BHXH sửa đổi)… Những ưu đãi này vừa thể hiện sự tiến bộ trong bình đẳng giới, vừa giảm gánh nặng tài chính, thời gian chăm sóc con cái.Quan trọng hơn, Luật Dân số đang được soạn thảo không chỉ nhắm vào mục sinh, mà còn hướng tới: Quyền quyết định sinh con của cá nhân, dựa trên yếu tố sức khỏe, kinh tế và bình đẳng giới; Giảm thiểu can thiệp cưỡng chế, tăng cường hành lang pháp lý cho các quyền sinh sản; Gắn kết dân số với an sinh, lao động, y tế và giáo dục trong chính sách phát triển quốc gia. Có thể nói, những nỗ lực pháp lý trong dự thảo Luật Dân số không chỉ là giải pháp trước mắt, mà là nền tảng để ổn định quy mô và cơ cấu dân số; bảo đảm nguồn lực lao động, hài hòa góp phần vào tăng trưởng kinh tế; giảm thiểu bất bình đẳng giới, bảo vệ quyền con người; đáp ứng tốt các mục tiêu SDGs của Liên hợp quốc.