Báo động dịch sốt xuất huyết lan rộng trên Tây Nguyên

Bệnh sốt xuất huyết lan rộng khắp khu vực Tây Nguyên, gây ra 2 ca tử vong tại Đắk Lắk. Người dân cùng chính quyền địa phương đang nỗ lực chống dịch.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cấp cứu ở bệnh viện

Bệnh nhân sốt xuất huyết cấp cứu ở bệnh viện

Hơn 12.000 ca bệnh sốt xuất huyết

Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, chị L.T.H (SN 1983, trú tại phường Khánh Xuân) cho biết, chị mới xuất viện được vài hôm. “Đầu tháng 8, tôi đi làm về thấy miệng khô rát, đau nhức khắp người… Do chủ quan nên không đi điều trị sớm. Đến khi bệnh nặng mới đưa đi bệnh viện. Bác sĩ nói, chỉ cần đến viện chậm hơn chút nữa là nguy đến tính mạng”.

Ở tổ dân phố 6, phường Khánh Xuân có hàng chục gia đình có người bị sốt xuất huyết phải cấp cứu nhiều ngày nay. Báo cáo nhanh từ Trung tâm Y tế Dự phòng (thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk): Tính đến ngày 6/8/2019, toàn tỉnh ghi nhận 9.391 ca bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, TP Buôn Ma Thuột có 3.643 ca (phường Khánh Xuân chiếm tỷ lệ cao nhất với 348 ca bệnh; phường Thành Nhất 299 ca…); huyện Krông Năng 1.045 ca; huyện Buôn Đôn 1.095 ca; huyện Cư M’gar 758 ca…

Tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, các phòng bệnh chật kín bệnh nhân vào những ngày cuối tuần. Thiếu giường bệnh trong khi các bệnh nhân ngày một tăng, bệnh viện buộc phải kê thêm nhiều giường dọc khu vực hành lang để điều trị.

Để giải quyết vấn đề quá tải, trước mắt Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên dành hẳn 4 khoa để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, điều động nhân sự của tất cả khoa khác phối hợp với khoa Xét nghiệm vận động hiến máu tình nguyện, thu gom máu, chuẩn bị sẵn máu, huyết tương tươi... phục vụ việc điều trị UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn chỉ đạo Sở Y tế phải ráo riết diệt loăng quăng, bọ gậy.

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cho biết: “Năm nay bệnh viện tiếp nhận số ca bệnh tăng đột biến. Đội ngũ y bác sĩ phải tăng ca, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người bệnh” .

if (!ismobile){try { if (Web_AdsArticleMiddle != undefined && Web_AdsArticleMiddle.aNodes.length>0) {document.write(Web_AdsArticleMiddle); Web_AdsArticleMiddle.start();} } catch (e) { }}

Theo báo cáo nhanh từ Sở Y tế Đắk Nông, trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có 2.681 ca bệnh sốt xuất huyết (tăng 18,71 lần so với cùng kỳ năm 2018). Dịch bệnh có mặt ở 68/71 xã phường, trong đó huyện Đắk G’long chiếm tỷ lệ cao nhất với 949 người; huyện Đắk R’Lấp 649 người; huyện Cư Jút 423 người… Địa phương cũng đang triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh.

Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Biện pháp trước mắt là tiến hành diệt bọ gậy trên toàn tỉnh. Tiếp đến, chúng tôi tăng cường cán bộ xuống cơ sở để xử lý dứt điểm các ổ dịch. Tiếp tục tập huấn, truyền thông để người dân tự bảo vệ mình, nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh”.

Ở Việt Nam hiện nay có tới 2.500 loài muỗi, nhưng chỉ có muỗi Ea Des Aegypti, muỗi Culex và muỗi Anophen là gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là muỗi vằn. Loài muỗi này sinh trưởng trong môi trường nước 7 ngày, tuổi thọ 20 ngày, nhưng mỗi con sinh sản tới 500 trứng.

“Muỗi vằn thường sống ở môi trường nước sạch, nhất là nước mưa và không sống trong bụi rậm. Chỉ ở loanh quanh nhà. Muỗi thường đậu ở áo quần có mùi hôi, không đậu ở tường. Khi có người xuất hiện, lập tức tấn công ngay. Chu kỳ sinh trưởng của muỗi là trứng nở thành loăng quăng, bọ gậy và muỗi. Diệt được nơi sinh sản của muỗi là biện pháp phòng ngừa tốt nhất” - Bác sĩ Lào cho biết.

2 ca tử vong do sốt xuất huyết
Tính đến nay Đắk Lắk có 2 ca tử vong liên quan đến dịch sốt xuất huyết. Đó là trường hợp của anh Hoàng Đình B. (SN 1994, trú tại thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) em Ng. Th. Kh. L. (SN 2004, trú tại phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột) cả hai đều tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với chẩn đoán bị sốt xuất huyết Dengue.

Vũ Long

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/bao-dong-dich-sot-xuat-huyet-lan-rong-tren-tay-nguyen-1449654.tpo