Bao giờ cân đối được ngân sách?
Một trong những mục tiêu lớn nhất của ngành Tài chính là từ cân đối được nguồn ngân sách. Nghĩa là số thu ngân sách lớn hơn hoặc chí ít cũng bằng số chi ngân sách. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, mục tiêu này còn phải phấn đấu dài.
Theo thông báo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 11 ước đạt 108,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 1.376,4 nghìn tỷ đồng, bằng 97,5% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ năm 2018, trong đó: Thu nội địa, thực hiện tháng 11 ước đạt 91 nghìn tỷ đồng.
Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 1.120,3 nghìn tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán, tăng 13% so cùng kỳ năm 2018; Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 11 ước đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán ước đạt 0,9 triệu tấn, giá dầu đạt khoảng 64 USD/thùng.
Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 51,54 nghìn tỷ đồng, bằng 115,6% dự toán; Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện tháng 11 ước đạt 13 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 200,4 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ năm 2018, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 316,5 nghìn tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ năm 2018; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 116,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,3% dự toán.
Về tổng chi NSNN, tháng 11 ước đạt 113,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi 11 tháng đạt gần 1.261,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,3% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 231,7 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dự toán, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2018; chi trả nợ lãi đạt 96,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2018; chi thường xuyên đạt 895,67 nghìn tỷ đồng, bằng 89,6% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến hết ngày 25/11/2019, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 789.350 tỷ đồng chi thường xuyên (đạt 76,4% dự toán) và 245.046 tỷ đồng chi đầu tư phát triển (đạt 57,1% kế hoạch vốn). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã phát hiện 17.125 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và từ chối thanh toán số tiền 72,1 tỷ đồng đối với chi thường xuyên và 80,1 tỷ đồng đối với chi đầu tư phát triển.
Riêng về cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tổng số đã phát hành đến ngày 26/11/2019 được 189,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân là 13,55%/năm, lãi suất bình quân là 4,7%/năm. Cũng trong 11 tháng năm 2019 thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ (4 hiệp định với Ngân hàng phát triển châu Á-ADB, 1 hiệp định với OFID), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.
Riêng tháng 11 (tính đến 20/11/2019), giải ngân nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 72 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/11/2019, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1.669 triệu USD, tương đương khoảng 38.641 tỷ đồng (trong đó cấp phát khoảng 1.160 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 509 triệu USD). Trả nợ nước ngoài Chính phủ trong tháng 11/2019 (tính đến ngày 20/11/2019) khoảng 2.513 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng, trả nợ nước ngoài Chính phủ khoảng 47.968 tỷ đồng (trong đó nghĩa vụ trả nợ cấp phát khoảng 28.192 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 19.776 tỷ đồng).
Nhìn vào bức tranh ngân sách tháng 11 và 11 tháng của năm 2019 có thể nhận thấy, số tiền chi vẫn nhiều hơn tiền thu, trong đó chúng ta phải dành một số tiền rất lớn để trả nợ và lãi các khoản vay. Chính vì bội chi còn lớn, nên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách Trung ương.
Nhìn vào bức tranh ngân sách tháng 11 và 11 tháng của năm 2019 có thể nhận thấy, số tiền chi vẫn nhiều hơn tiền thu, trong đó chúng ta phải dành một số tiền rất lớn để trả nợ và lãi các khoản vay. Chính vì bội chi còn lớn, nên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách Trung ương. Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách Trung ương; 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách Trung ương. Và đây là khoản vay nằm trong Kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi. Thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp... giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.
Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách Trung ương; 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách Trung ương. Và đây là khoản vay nằm trong Kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi. Thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp... giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.
Nói là vậy, nhưng mấu chốt đặt ra để giảm bội chi, điều quan trọng nhất về mặt tổ chức, chúng ta phải tiếp tục lại cơ cấu bộ máy hưởng lương theo hướng tinh gọn. Nhanh chóng sáp nhập những cơ quan chồng chéo, hoặc trùng chức năng nhiệm vụ. Đồng thời, quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư công, gắn với cải cách thủ tục hành chính triệt để.
Một chuyên gia tài chính cho hay, nếu trong 100 nghìn đồng vốn đầu tư công, mà chúng ta bảo tồn được đến 95% nguồn vốn, hiệu quả đầu tư sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu bảo toàn nguồn vốn đầu tư để tránh không bị thất thoát, mà thủ tục hành chính vẫn tiếp tục rườm ra thì hiệu suất đầu tư sẽ bị giảm. Ví dụ, khi chúng ta vay 100 triệu USD để đầu tư vào kết cấu hạ tầng như làm đường, làm bệnh viện với lãi suất vay khoảng 4,5%/năm, thời hạn vay 20 năm.
Nếu chu kỳ (thời gian phê duyệt) dự án của các cơ quan, bộ ngành ngắn quá trình triển khai sẽ nhanh hiệu quả đồng vốn đầu tư được phát huy. Song kéo dài thời gian phê duyệt bằng hình thức “bên này đẩy bên kia” lên đến 2-3 năm thì chẳng những nguồn vốn vay không được phát huy tác dụng mà áp lực trả lãi và gốc rất lớn.
“Có một hiện tượng cần phải giải quyết ngay là việc một số cơ quan công quyền đang rất sợ trách nhiệm, dẫn đến quy trình phê duyệt, thẩm định đầu tư, giải ngân nguồn vốn rất chậm. Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng này sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Tiền có mà không thể đầu tư, nguồn để thu ngân sách không tăng, trong khi tiền lãi vay cũ, vay mới cứ lũy tiến tăng lên khiến bội chi càng lớn hơn”- một chuyên gia kinh tế cảnh báo.
Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/bao-gio-can-doi-duoc-ngan-sach-100920.html