Bảo kiếm của hoàng đế Càn Long đặc biệt ở điểm gì?
Càn Long, hoàng đế đời thứ tư của nhà Thanh, là một vị hoàng đế văn võ song toàn. Trong 60 năm trị vì quốc gia, điều khiến ông tự hào chính là võ công và chiến công của mình.
Không ít người đã cảm thấy quen thuộc với những hình ảnh trên phim hay truyện, về tình huống khi Càn Long gặp nguy hiểm, chiếc quạt luôn thường trực trên tay bỗng chốc trở thành một vũ khí tức thời giúp ông bảo vệ bản thân. Nhưng đây không phải là vũ khí phòng thân thực sự của ông.
Hoàng đế Càn Long đã mười lần dẹp yên những cuộc phản loạn đột xuất nơi biên giới. Trong đó khá nổi tiếng là hai lần ông chinh phục Kim Xuyên ở Tây Nam, hai lần dẹp yên bộ tộc Chuẩn Cát Nhĩ ở khu vực Tây Bắc, một lần dẹp yên bộ tộc Hồi.
Không ít người đã cảm thấy quen thuộc với những hình ảnh trên phim hay truyện, về tình huống khi Càn Long gặp nguy hiểm, chiếc quạt luôn thường trực trên tay bỗng chốc trở thành một vũ khí tức thời giúp ông bảo vệ bản thân. Nhưng đây không phải là vũ khí phòng thân thực sự của ông.
Hoàng đế Càn Long đã mười lần dẹp yên những cuộc phản loạn đột xuất nơi biên giới. Trong đó khá nổi tiếng là hai lần ông chinh phục Kim Xuyên ở Tây Nam, hai lần dẹp yên bộ tộc Chuẩn Cát Nhĩ ở khu vực Tây Bắc, một lần dẹp yên bộ tộc Hồi.
Kiếm của Càn Long được cất giữ trong Cố Cung
Trong số những vật được cất giữ trong Viện bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh có một văn vật quý giá, đó là kiếm của Càn Long. Những thanh kiếm để vua dùng được cất giữ bên trong Cố Cung này có phong cách đặc trưng rất rõ rệt của dân tộc từng sống trên lưng ngựa. Hình dáng của chúng rất giống dao Mông Cổ ngày nay, đa số có hình vòng cung. Ngoài ra, ở vị trí vỏ và chuôi được quấn chặt bằng sợi vàng, được tô điểm bằng hoa văn và còn được khảm đá quý nhiều màu.
Ngoài ra, theo lời giới thiệu của chuyên gia ở Cố Cung, Càn Long chủ yếu dùng hai loại vũ khí theo kiểu yêu đao và bội đao. Thông thường, thân của yêu đao thẳng, ngắn hơn kiếm dài phổ thông một chút, còn bội đao thì có hình dáng hơi cong một chút.
Theo những văn vật và ghi chép được lưu giữ trong Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh, hoàng đế Càn Long đã ra lệnh cho phủ nội vụ sản xuất bốn lô, tổng cộng có hơn một trăm thanh bảo kiếm ngự dụng. Lô kiếm đầu tiên được thiết kế sản xuất từ năm Tây Nguyên 1748, tức năm Càn Long thứ 13.
Dốc lòng sản xuất bảo kiếm hơn 10 năm
Hoàng đế Càn Long thật sự dành tâm huyết cho việc sản xuất lô kiếm này. Ông rất cẩn thận, mọi thứ đều tự mình sắp xếp từ mẫu đầu tiên nhất, thiết kế gỗ cho đến số lượng, tên gọi, họa tiết, tháng năm sản xuất cụ thể, thậm chí là vật trang trí, vỏ, hộp gỗ, số lượng vàng và cả chữ viết được khắc trên mặt của thanh kiếm.
Mỗi khi nơi sản xuất hoàn thành xong bước nào cũng đều phải do Tư khố Bạch Thế Tú và thủ lĩnh Thất phẩm Tát Mộc Cáp tự mình mang vào cung, chuyển cho Thái giảm tổng quản Hồ Thế Kiệt để ông mang đến Cung Dưỡng Tâm cho hoàng đế Càn Long kiểm tra. Sau khi Càn Long xem cẩn thận xong thì lại đưa ra yêu cầu sửa đổi đối với những chỗ không hài lòng.
Sau đó, nơi sản xuất lại tiến hành sửa đổi, gia công và lại dâng lên kiểm tra. Cứ như vậy cho đến khi đạt được như yêu cầu của hoàng đế thì mới xem như thật sự hoàn thành. Lô bảo kiếm này phải sửa đổi nhiều lần cho đến năm Càn Long thứ 22, tức năm Tây Nguyên 1757 thì mới chính thức hoàn thành, tổng cộng mất 10 năm.
Mức độ quan tâm và dốc lòng của hoàng đế Càn Long với lô kiếm này khá hiếm thấy ở thời nhà Thanh. Tư khố Bạch Thế Tú có công làm kiếm cũng được thăng lên vào Viên ngoại lãng nhờ việc này. Sau đó, hoàng đế Càn Long lại tiếp tục ra lệnh cho người sản xuất ba lô kiếm khác.
Trọng lượng mỗi thanh kiếm trong ba lô kiếm này khoảng 18 lượng, hình dáng, chiều dài, chữ khắc, ký hiệu, v.v. đều giống với lô kiếm đầu tiên, chỉ có chuôi kiếm, vỏ kiếm và phần bảo vệ tay có hơi khác.
Sản xuất kiếm thời nhà Thanh – Tiêu chuẩn thủ công mỹ nghệ cao nhất
Trong thời gian Càn Long tại vị, ngoài việc sản xuất bốn lô bảo kiếm ngự dụng có kế hoạch, theo đúng chuẩn, ông còn thường cho người chế tạo một số loại đao cụ có hình dáng tinh xảo độc đáo. Độ dài ngắn của những thanh kiếm này không giống nhau, có thanh nhỏ bằng dao găm. Chuôi ngọc, vỏ kiếm thay đổi theo nhiều hình dạng và được trang trí bằng châu báu quý hiếm, tạo cảm giác hoa mỹ. Hoàng đế Càn Long cũng thường mang theo bên mình những thanh bảo kiếm vừa làm trang sức, vừa có thể dùng để phòng thân này.
Bảo kiếm được Càn Long dùng là đại diện cho vũ khí thời nhà Thanh, nó đã tập trung những kiểu dáng và cách chế tạo truyền thống cổ đại Trung Quốc, phản ánh tiêu chuẩn thủ công mỹ nghệ và đặc điểm lịch sử đương thời. Những thanh bảo kiếm tinh xảo, tuyệt đẹp này đã thể hiện một cách trọn vẹn sự giàu có và xa xỉ của thời Càn Long.
Tuy những thanh kiếm này đã vượt qua sự thử thách của hơn 200 năm, nhưng vẫn không gì sánh bằng, bên cạnh sự lạnh lùng ghê người, chúng vẫn không mất đi phong thái rực rỡ. Đây thật sự có thể xem là đại diện cho tiêu chuẩn thủ công mỹ nghệ cao nhất của việc chế tạo đao kiếm thời nhà Thanh.