Nhộn nhịp phiên chợ ở biên giới Việt - Lào

Cứ vào dịp chủ nhật cuối tuần, người dân vùng biên giới huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An lại háo hức đi phiên chợ biên.

Vào chủ nhật hằng tuần, tại khu vực tiếp giáp giữa Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam) với Cửa khẩu Quốc tế Nam Kan (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) diễn ra một một phiên chợ đặc biệt.

Vào chủ nhật hằng tuần, tại khu vực tiếp giáp giữa Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam) với Cửa khẩu Quốc tế Nam Kan (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) diễn ra một một phiên chợ đặc biệt.

Đây là dịp để người dân bản địa tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) trao đổi hàng hóa, sản vật địa phương và giao lưu văn hóa. Từ sáng sớm đã có hàng ngàn người đổ về đây.

Đây là dịp để người dân bản địa tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) trao đổi hàng hóa, sản vật địa phương và giao lưu văn hóa. Từ sáng sớm đã có hàng ngàn người đổ về đây.

Hàng hóa buôn bán, trao đổi ở chợ rất phong phú, đa dạng, từ nông sản, rau củ quả, cá thịt cho đến quần áo…

Hàng hóa buôn bán, trao đổi ở chợ rất phong phú, đa dạng, từ nông sản, rau củ quả, cá thịt cho đến quần áo…

Theo anh Cụt Sỹ Ỏn (ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) để chuẩn bị cho chợ phiên, từ chiều thứ 7, các tiểu thương đã phải có mặt soạn hàng ra kệ. Không khí rất tấp nập, phấn khởi nên ai ai cũng mong chờ đến phiên chợ mới.

Theo anh Cụt Sỹ Ỏn (ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) để chuẩn bị cho chợ phiên, từ chiều thứ 7, các tiểu thương đã phải có mặt soạn hàng ra kệ. Không khí rất tấp nập, phấn khởi nên ai ai cũng mong chờ đến phiên chợ mới.

Ở chợ biên giới Nậm Cắn, tiểu thương buôn bán có cả người Việt lẫn người Lào. Đồng tiền của cả 2 nước đều có thể dùng để giao dịch mua bán.

Ở chợ biên giới Nậm Cắn, tiểu thương buôn bán có cả người Việt lẫn người Lào. Đồng tiền của cả 2 nước đều có thể dùng để giao dịch mua bán.

Anh Nguyễn Trường Giang (áo xanh, ở TX Thái Hòa, Nghệ An) cho biết: Tôi nghe tiếng chợ biên Nậm Cắn lâu lắm rồi nhưng đây là lần đầu tôi đi. Đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà còn là nơi giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết anh em Việt - Lào.

Anh Nguyễn Trường Giang (áo xanh, ở TX Thái Hòa, Nghệ An) cho biết: Tôi nghe tiếng chợ biên Nậm Cắn lâu lắm rồi nhưng đây là lần đầu tôi đi. Đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà còn là nơi giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết anh em Việt - Lào.

Chị Sồng Y Chi (ở xã Nậm Cắn - chủ một ki ốt quần áo ở chợ) chia sẻ: Ở nhà tôi có buôn bán quần áo, khoảng 5 năm nay, mỗi khi chợ phiên, tôi đưa hàng lên đây bán.

Chị Sồng Y Chi (ở xã Nậm Cắn - chủ một ki ốt quần áo ở chợ) chia sẻ: Ở nhà tôi có buôn bán quần áo, khoảng 5 năm nay, mỗi khi chợ phiên, tôi đưa hàng lên đây bán.

Vì vào ngày chủ nhật học sinh được nghỉ học nên chị Y Chi đưa theo con gái đến để trông và tiện làm người mẫu ướm thử quần áo và các trang phục.

Vì vào ngày chủ nhật học sinh được nghỉ học nên chị Y Chi đưa theo con gái đến để trông và tiện làm người mẫu ướm thử quần áo và các trang phục.

Không chỉ chị Y Chi, nhiều gia đình khác cũng đưa theo các con nhỏ để các con được trải nghiệm không khí giao thương và không gian giao lưu văn hóa của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền biên viễn.

Không chỉ chị Y Chi, nhiều gia đình khác cũng đưa theo các con nhỏ để các con được trải nghiệm không khí giao thương và không gian giao lưu văn hóa của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền biên viễn.

Anh Vi Văn Long (ở xã Bảo Thắng) cho biết: Mỗi phiên chợ, anh sẽ cùng vợ chở nông sản ở Việt Nam lên bán; sau đó lại nhập các nông sản của Lào về chợ Mường Xén bán lại.

Anh Vi Văn Long (ở xã Bảo Thắng) cho biết: Mỗi phiên chợ, anh sẽ cùng vợ chở nông sản ở Việt Nam lên bán; sau đó lại nhập các nông sản của Lào về chợ Mường Xén bán lại.

Theo một lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Chợ biên Nậm Cắn là chợ truyền thống từ xa xưa được gìn giữ đến bây giờ.

Theo một lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Chợ biên Nậm Cắn là chợ truyền thống từ xa xưa được gìn giữ đến bây giờ.

Có thời kỳ chợ nằm trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó chuyển sang phía lãnh thổ Lào. Nhưng vì nhiều lý do nên sau này chuyển ra bãi đất trống thuộc địa phận của Lào, nhưng nằm phía ngoài cửa khẩu của 2 nước.

Có thời kỳ chợ nằm trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó chuyển sang phía lãnh thổ Lào. Nhưng vì nhiều lý do nên sau này chuyển ra bãi đất trống thuộc địa phận của Lào, nhưng nằm phía ngoài cửa khẩu của 2 nước.

Ngoài giao thương buôn bán, chợ là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào 2 nước, từ đó thắt chặt tình anh em keo sơn.

Ngoài giao thương buôn bán, chợ là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào 2 nước, từ đó thắt chặt tình anh em keo sơn.

Về phía Việt Nam, xã Nậm Cắn cũng đã xây dựng 2 cụm homestay có sức chứa tối đa là 75 người để du khách thập phương có thể giao lưu, trải nghiệm văn hóa, phong tục của đồng bào Mông trước và sau phiên chợ.

Về phía Việt Nam, xã Nậm Cắn cũng đã xây dựng 2 cụm homestay có sức chứa tối đa là 75 người để du khách thập phương có thể giao lưu, trải nghiệm văn hóa, phong tục của đồng bào Mông trước và sau phiên chợ.

Về lâu dài, tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) đã thống nhất xây dựng khu vực biên giới, trong đó chợ biên cũng được đầu tư, xây dựng xứng tầm.

Về lâu dài, tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) đã thống nhất xây dựng khu vực biên giới, trong đó chợ biên cũng được đầu tư, xây dựng xứng tầm.

Sỹ Hòa

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nhon-nhip-phien-cho-o-bien-gioi-viet-lao-192241118193416501.htm