Báo Mỹ khuyên: Đừng 'gây sự' với tiêm kích đánh chặn MiG-31 Nga

MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa chủ lực của Không quân Nga, hết sức phù hợp để tuần tra trên vùng trời rộng lớn của Nga và dự kiến sẽ phục vụ đến thập niên 30.

Trong Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng không Liên Xô (VPVO) cần một loạt máy bay đánh chặn hạng nặng, để tuần tra biên giới rộng lớn của mình.

Trong Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng không Liên Xô (VPVO) cần một loạt máy bay đánh chặn hạng nặng, để tuần tra biên giới rộng lớn của mình.

Hầu hết các máy bay chiến đấu “hạng nhẹ” thông thường như những chiếc MiG đời đầu, đều không đáp ứng được nhiệm vụ, vì chúng thiếu tầm hoạt động và tốc độ để để nhanh chóng leo cao và đánh chặn máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ, dự kiến sẽ qua ngả Bắc Cực để ném bom vào Liên Xô.

Hầu hết các máy bay chiến đấu “hạng nhẹ” thông thường như những chiếc MiG đời đầu, đều không đáp ứng được nhiệm vụ, vì chúng thiếu tầm hoạt động và tốc độ để để nhanh chóng leo cao và đánh chặn máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ, dự kiến sẽ qua ngả Bắc Cực để ném bom vào Liên Xô.

Kết quả là một lớp máy bay đánh chặn chuyên dụng, đã được chế tạo phục vụ mục đích này. Đầu tiên là Tu-28 và Tu-128, những chiếc máy bay này trở thành khuôn mẫu cho các máy bay đánh chặn sau này, đó là đủ lớn để có thời gian hoạt động trên không kéo dài, tốc độ nhanh và chỉ được trang bị tên lửa.

Kết quả là một lớp máy bay đánh chặn chuyên dụng, đã được chế tạo phục vụ mục đích này. Đầu tiên là Tu-28 và Tu-128, những chiếc máy bay này trở thành khuôn mẫu cho các máy bay đánh chặn sau này, đó là đủ lớn để có thời gian hoạt động trên không kéo dài, tốc độ nhanh và chỉ được trang bị tên lửa.

Tiêm kích đánh chặn Tu-28 và Tu-128 đã lạc hậu ngay từ khi nó đi vào hoạt động vào những năm 1960, vì chiếc B-58 Hustler đang được Mỹ sử dụng vào thời điểm đó, có tốc độ vượt xa nó. Tuy nhiên, khi đó MiG-25 “Foxbat” cũng đang được Liên Xô phát triển, sẽ trở thành máy bay đánh chặn tiếp theo của VPVO.

Tiêm kích đánh chặn Tu-28 và Tu-128 đã lạc hậu ngay từ khi nó đi vào hoạt động vào những năm 1960, vì chiếc B-58 Hustler đang được Mỹ sử dụng vào thời điểm đó, có tốc độ vượt xa nó. Tuy nhiên, khi đó MiG-25 “Foxbat” cũng đang được Liên Xô phát triển, sẽ trở thành máy bay đánh chặn tiếp theo của VPVO.

Tốc độ nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 cực lớn, Foxbat sẵn sàng bảo vệ biên giới Liên Xô trước mọi mối đe dọa. Khung máy bay của nó cũng thích ứng với nhiều vai trò chiến thuật hơn, các phiên bản trinh sát và tấn công ảnh của MiG-25 được tạo ra cho Không quân Liên Xô (VVS).

Tốc độ nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 cực lớn, Foxbat sẵn sàng bảo vệ biên giới Liên Xô trước mọi mối đe dọa. Khung máy bay của nó cũng thích ứng với nhiều vai trò chiến thuật hơn, các phiên bản trinh sát và tấn công ảnh của MiG-25 được tạo ra cho Không quân Liên Xô (VVS).

Trong những năm 1980, phiên bản tiếp nối của MiG-25 là tiêm kích đánh chặn MiG-31, buồng lái có 2 phi công, trong đó có một phi công chuyên về điều khiển vũ khí, để phi công còn lại chuyên tâm vào điều khiển máy bay. So với MiG-25, MiG-31 tăng hiệu suất bay, radar và vũ khí gấp đôi.

Trong những năm 1980, phiên bản tiếp nối của MiG-25 là tiêm kích đánh chặn MiG-31, buồng lái có 2 phi công, trong đó có một phi công chuyên về điều khiển vũ khí, để phi công còn lại chuyên tâm vào điều khiển máy bay. So với MiG-25, MiG-31 tăng hiệu suất bay, radar và vũ khí gấp đôi.

Các phiên bản đầu tiên của MiG-31 có một khẩu pháo, nhưng thiết kế này nhanh chóng bị bỏ, khi người ta xác định rằng, các tính năng bổ sung đó là không cần thiết trên một máy bay đánh chặn tầm xa thuần túy.

Các phiên bản đầu tiên của MiG-31 có một khẩu pháo, nhưng thiết kế này nhanh chóng bị bỏ, khi người ta xác định rằng, các tính năng bổ sung đó là không cần thiết trên một máy bay đánh chặn tầm xa thuần túy.

Ngày nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của Không quân Nga (VPVO được hợp nhất với VVS vào những năm 1990) và dự kiến sẽ phục vụ đến tận những năm 2030.

Ngày nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của Không quân Nga (VPVO được hợp nhất với VVS vào những năm 1990) và dự kiến sẽ phục vụ đến tận những năm 2030.

Một bản nâng cấp “giữa vòng đời” của MiG-31 là MiG-31BSM hiện đang được tiến hành khẩn trương. Những nâng cấp này tích hợp nhiều vũ khí tấn công mới lên MiG-31 và hiện đại hóa hầu hết các hệ thống. MiG-31BMS cũng được chọn làm máy bay chính mang tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Một bản nâng cấp “giữa vòng đời” của MiG-31 là MiG-31BSM hiện đang được tiến hành khẩn trương. Những nâng cấp này tích hợp nhiều vũ khí tấn công mới lên MiG-31 và hiện đại hóa hầu hết các hệ thống. MiG-31BMS cũng được chọn làm máy bay chính mang tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Tiếp nối truyền thống thiết kế máy bay chiến đấu đánh chặn, từ tháng 8/2018, Không quân Nga thông báo rằng, công việc thiết kế loại máy bay đánh chặn thuần túy thế hệ tiếp theo nhằm thay thế MiG-31 đang bắt đầu.

Tiếp nối truyền thống thiết kế máy bay chiến đấu đánh chặn, từ tháng 8/2018, Không quân Nga thông báo rằng, công việc thiết kế loại máy bay đánh chặn thuần túy thế hệ tiếp theo nhằm thay thế MiG-31 đang bắt đầu.

Theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ tiếp theo mới của Nga (PAK (XX)), dự án máy bay đánh chặn mới được gọi là PAK DP, hay Tổ hợp hàng không đánh chặn tầm xa tương lai.

Theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ tiếp theo mới của Nga (PAK (XX)), dự án máy bay đánh chặn mới được gọi là PAK DP, hay Tổ hợp hàng không đánh chặn tầm xa tương lai.

Việc tiếp tục phát triển dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng là điều khó hiểu với Không quân Nga, vì máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga, có tính năng có thể hoàn thành vai trò tương tự như MiG-31.

Việc tiếp tục phát triển dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng là điều khó hiểu với Không quân Nga, vì máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga, có tính năng có thể hoàn thành vai trò tương tự như MiG-31.

Su-57 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (ASEA) có hiệu suất cao, nó có thể duy trì tốc độ bay siêu âm (duy trì tốc độ bay Mach 1+ mà không cần sử dụng chế độ đốt sau) và có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm xa.

Su-57 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (ASEA) có hiệu suất cao, nó có thể duy trì tốc độ bay siêu âm (duy trì tốc độ bay Mach 1+ mà không cần sử dụng chế độ đốt sau) và có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm xa.

Mặc dù tầm bay Su-57 ngắn hơn MiG-31, nhưng việc tiếp nhiên liệu trên không có thể khắc phục điểm yếu này. Như vậy khả năng hoạt động của chúng rất giống nhau, tại sao Không quân Nga lại cần một loại máy bay riêng biệt cho nhiệm vụ đánh chặn?

Mặc dù tầm bay Su-57 ngắn hơn MiG-31, nhưng việc tiếp nhiên liệu trên không có thể khắc phục điểm yếu này. Như vậy khả năng hoạt động của chúng rất giống nhau, tại sao Không quân Nga lại cần một loại máy bay riêng biệt cho nhiệm vụ đánh chặn?

Lý do đó là Nga có phần lãnh thổ rộng lớn, lên cần có loại máy bay hoạt động có tính chất đa nhiệm như MiG-31 hay MiG-25 trước đó, có thể mang rất nhiều tên lửa tầm xa và cũng có thể thực hiện đòn tấn công với nhiều loại vũ khí (bao gồm cả loại siêu thanh) trong khi di chuyển rất nhanh.

Lý do đó là Nga có phần lãnh thổ rộng lớn, lên cần có loại máy bay hoạt động có tính chất đa nhiệm như MiG-31 hay MiG-25 trước đó, có thể mang rất nhiều tên lửa tầm xa và cũng có thể thực hiện đòn tấn công với nhiều loại vũ khí (bao gồm cả loại siêu thanh) trong khi di chuyển rất nhanh.

Lý do cuối cùng là VVS có thể muốn chứng minh, lực lượng đánh chặn của họ trong tương lai, trước những phát triển của công nghệ UAV. Mặc dù Su-57 có tốc độ nhanh, nhưng nó thể hiện một bước lùi về tốc độ so với MiG-31.

Lý do cuối cùng là VVS có thể muốn chứng minh, lực lượng đánh chặn của họ trong tương lai, trước những phát triển của công nghệ UAV. Mặc dù Su-57 có tốc độ nhanh, nhưng nó thể hiện một bước lùi về tốc độ so với MiG-31.

Mặc dù SR-71 Blackbird của Mỹ, từng là đối thủ thách thức tốc độ của các loại chiến đấu cơ Liên Xô đã ngừng hoạt động; các UAV là đối thủ của MiG-31 còn lâu mới xuất hiện trong tương lai. Nhưng Nga cần một loại máy bay, có thể vượt qua giới hạn tốc độ, để giữ an toàn cho không phận của mình. Nguồn ảnh: Flickr.

Mặc dù SR-71 Blackbird của Mỹ, từng là đối thủ thách thức tốc độ của các loại chiến đấu cơ Liên Xô đã ngừng hoạt động; các UAV là đối thủ của MiG-31 còn lâu mới xuất hiện trong tương lai. Nhưng Nga cần một loại máy bay, có thể vượt qua giới hạn tốc độ, để giữ an toàn cho không phận của mình. Nguồn ảnh: Flickr.

Chóng mặt với độ cao vũ trụ mà tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga có thể vươn tới. Nguồn: VSS.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bao-my-khuyen-dung-gay-su-voi-tiem-kich-danh-chan-mig-31-nga-1522154.html