Báo Mỹ: 'Lợi bất cập hại' khi Nga bán trực thăng Ka-52K cho Trung Quốc

Những chiếc trực thăng vũ trang Ka-52K được Nga bán cho Trung Quốc sẽ sớm bị sao chép và có thể được Bắc Kinh dùng chống lại chính Moskva. Đây là nhận định của báo chí Mỹ.

Tạp chí Mỹ National Interest đã giành sự quan tâm đặc biệt tới hợp đồng sắp được ký kết giữa Nga và Trung Quốc về việc cung cấp 36 trực thăng vũ trang hải quân Ka-52K Katran.

Tạp chí Mỹ National Interest đã giành sự quan tâm đặc biệt tới hợp đồng sắp được ký kết giữa Nga và Trung Quốc về việc cung cấp 36 trực thăng vũ trang hải quân Ka-52K Katran.

Theo tờ báo Mỹ, thương vụ mua bán 36 máy bay lên thẳng tấn công Ka-52K lần đầu tiên được truyền thông Nga, sau đó là nhật báo South China Morning Post của Trung Quốc nói đến.

Theo tờ báo Mỹ, thương vụ mua bán 36 máy bay lên thẳng tấn công Ka-52K lần đầu tiên được truyền thông Nga, sau đó là nhật báo South China Morning Post của Trung Quốc nói đến.

Số lượng trực thăng trên sẽ đủ để phân bổ cho 3 tàu đổ bộ tấn công Type 075 thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc, tổng giá trị của hợp đồng nằm trong khoảng 720 triệu USD cho tới 1 tỷ USD, tùy thuộc số vũ khí và phụ tùng đi kèm.

Số lượng trực thăng trên sẽ đủ để phân bổ cho 3 tàu đổ bộ tấn công Type 075 thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc, tổng giá trị của hợp đồng nằm trong khoảng 720 triệu USD cho tới 1 tỷ USD, tùy thuộc số vũ khí và phụ tùng đi kèm.

Trung Quốc phải quay sang "cầu cứu" Nga sau khi trực thăng tấn công nội địa WZ-10 do họ chế tạo chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra thỏa thuận này thể hiện sự hợp tác tích cực giữa Bắc Kinh và Moskva nhằm "kiềm chế" Mỹ.

Trung Quốc phải quay sang "cầu cứu" Nga sau khi trực thăng tấn công nội địa WZ-10 do họ chế tạo chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra thỏa thuận này thể hiện sự hợp tác tích cực giữa Bắc Kinh và Moskva nhằm "kiềm chế" Mỹ.

Lập luận này không phải là thiếu logic, đặc biệt khi xem xét gần đây Mỹ đã bao vây Trung Quốc bằng các khối và liên minh quân sự - chính trị mới, trong đó nổi bật chính là AUKUS.

Lập luận này không phải là thiếu logic, đặc biệt khi xem xét gần đây Mỹ đã bao vây Trung Quốc bằng các khối và liên minh quân sự - chính trị mới, trong đó nổi bật chính là AUKUS.

Các nhà phân tích Mỹ lo ngại tàu đổ bộ Trung Quốc với trực thăng tấn công Nga sẽ như "hổ mọc thêm cánh", có thể tấn công các mục tiêu được bảo vệ tốt.

Các nhà phân tích Mỹ lo ngại tàu đổ bộ Trung Quốc với trực thăng tấn công Nga sẽ như "hổ mọc thêm cánh", có thể tấn công các mục tiêu được bảo vệ tốt.

“Tất nhiên bạn cần hiểu rằng trực thăng Ka-52K không phải là một loại siêu vũ khí nào đó. Chúng chỉ có thể tấn công ở cự ly ngắn, và phòng không hoàn toàn đủ khả năng bắn hạ chúng, mặc dù với xác suất thấp hơn", tờ báo Mỹ trấn an.

“Tất nhiên bạn cần hiểu rằng trực thăng Ka-52K không phải là một loại siêu vũ khí nào đó. Chúng chỉ có thể tấn công ở cự ly ngắn, và phòng không hoàn toàn đủ khả năng bắn hạ chúng, mặc dù với xác suất thấp hơn", tờ báo Mỹ trấn an.

"Nhưng nếu Trung Quốc ký hợp đồng mua Ka-52K, điều này sẽ làm tăng tiềm lực hàng không của lực lượng hải quân, cũng như mang lại cho Bắc Kinh lợi thế đáng kể trong cuộc tấn công vào Đài Loan".

"Nhưng nếu Trung Quốc ký hợp đồng mua Ka-52K, điều này sẽ làm tăng tiềm lực hàng không của lực lượng hải quân, cũng như mang lại cho Bắc Kinh lợi thế đáng kể trong cuộc tấn công vào Đài Loan".

Ngoài ra các nhà phân tích Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ vay mượn công nghệ của Nga để tạo ra máy bay trực thăng với cấu hình rotor đồng trục của riêng mình, như vậy Moskva đã rơi vào cái bẫy do Bắc Kinh giăng ra.

Ngoài ra các nhà phân tích Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ vay mượn công nghệ của Nga để tạo ra máy bay trực thăng với cấu hình rotor đồng trục của riêng mình, như vậy Moskva đã rơi vào cái bẫy do Bắc Kinh giăng ra.

"Việc Trung Quốc đặt hàng vũ khí Nga chỉ với mục đích thiết kế ngược không phải là điều gì bất thường. Chúng sẽ được tháo rời thành các chi tiết, nguyên lý hoạt động sẽ được tìm ra và một máy bay trực thăng của Trung Quốc sẽ được phát triển".

"Việc Trung Quốc đặt hàng vũ khí Nga chỉ với mục đích thiết kế ngược không phải là điều gì bất thường. Chúng sẽ được tháo rời thành các chi tiết, nguyên lý hoạt động sẽ được tìm ra và một máy bay trực thăng của Trung Quốc sẽ được phát triển".

"Nga có thể đã rơi vào một cái bẫy rõ ràng. Mosvka chưa tính toán kỹ mới sẵn sàng bán công nghệ của mình cho Trung Quốc với một mức giá vô lý như vậy. Những chiếc trực thăng này cuối cùng sẽ chống lại chính họ", National Interest nhấn mạnh.

"Nga có thể đã rơi vào một cái bẫy rõ ràng. Mosvka chưa tính toán kỹ mới sẵn sàng bán công nghệ của mình cho Trung Quốc với một mức giá vô lý như vậy. Những chiếc trực thăng này cuối cùng sẽ chống lại chính họ", National Interest nhấn mạnh.

Chắc chắn Nga đã nhận ra tham vọng của Trung Quốc từ lâu, nhưng với tình trạng khó khăn của nền kinh tế thì họ vẫn cần hợp đồng để nuôi sống các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bên cạnh đó Ka-52K cũng chẳng phải một vũ khí chiến lược để ngăn xuất khẩu.

Chắc chắn Nga đã nhận ra tham vọng của Trung Quốc từ lâu, nhưng với tình trạng khó khăn của nền kinh tế thì họ vẫn cần hợp đồng để nuôi sống các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bên cạnh đó Ka-52K cũng chẳng phải một vũ khí chiến lược để ngăn xuất khẩu.

Ka-52K Katran là phiên bản cải tiến của máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới Ka-52 Alligator, nó có hai cánh quạt chính đồng trục và có khả năng gấp lại nhằm tiết kiệm không gian trên boong tàu.

Ka-52K Katran là phiên bản cải tiến của máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới Ka-52 Alligator, nó có hai cánh quạt chính đồng trục và có khả năng gấp lại nhằm tiết kiệm không gian trên boong tàu.

Việc không có cánh quạt đuôi mang lại cho Ka-52K tốc độ, khả năng cơ động và chuyên chở đáng kinh ngạc. Những chiếc trực thăng này được thiết kế đặc biệt cho cặp tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, vốn được sản xuất tại Pháp cho Nga.

Việc không có cánh quạt đuôi mang lại cho Ka-52K tốc độ, khả năng cơ động và chuyên chở đáng kinh ngạc. Những chiếc trực thăng này được thiết kế đặc biệt cho cặp tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, vốn được sản xuất tại Pháp cho Nga.

Nhưng sau cuộc xung đột với Ukraine, Paris đã chấm dứt hợp đồng vào năm 2015, để lại cho Moskva các máy bay trực thăng trên hạm mà không có phương tiện mang, ấn phẩm Mỹ nhớ lại.

Nhưng sau cuộc xung đột với Ukraine, Paris đã chấm dứt hợp đồng vào năm 2015, để lại cho Moskva các máy bay trực thăng trên hạm mà không có phương tiện mang, ấn phẩm Mỹ nhớ lại.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-bao-my-loi-bat-cap-hai-khi-nga-ban-truc-thang-ka-52k-cho-trung-quoc-post481815.antd