Báo Nga quan tâm tới pháo tự hành Koksan Triều Tiên

Báo chí Nga đang đặc biệt quan tâm tới pháo tự hành Koksan do Triều Tiên chế tạo, khi cho rằng đây là sự bổ sung đáng kể cho kho vũ khí của mình.

Pháo tự hành Koksan mạnh nhất của Triều Tiên được chế tạo hai phiên bản M1978 và M1989, chúng nổi bật với cỡ nòng bất thường 170 mm thay vì 175 mm hay 203 mm tiêu chuẩn, điều này gây ra không ít thắc mắc từ giới chuyên môn.

Pháo tự hành Koksan mạnh nhất của Triều Tiên được chế tạo hai phiên bản M1978 và M1989, chúng nổi bật với cỡ nòng bất thường 170 mm thay vì 175 mm hay 203 mm tiêu chuẩn, điều này gây ra không ít thắc mắc từ giới chuyên môn.

Có giả thuyết cho rằng Triều Tiên đã phát triển vũ khí của mình thông qua nghiên cứu pháo chiến lợi phẩm cỡ 150 mm của Nhật Bản, hoặc họ tìm hiểu khẩu pháo 170 mm do Đức chế tạo đã nhận từ Liên Xô.

Có giả thuyết cho rằng Triều Tiên đã phát triển vũ khí của mình thông qua nghiên cứu pháo chiến lợi phẩm cỡ 150 mm của Nhật Bản, hoặc họ tìm hiểu khẩu pháo 170 mm do Đức chế tạo đã nhận từ Liên Xô.

Nói chung lịch sử phát triển loại pháo tự hành này vẫn chưa được làm rõ, chỉ có thể nhấn mạnh rằng Koksan là một thành phố nhỏ của Triều Tiên, nơi vũ khí trên lần đầu tiên lộ diện vào năm 1978 và được NATO dùng để đặt tên phân loại.

Nói chung lịch sử phát triển loại pháo tự hành này vẫn chưa được làm rõ, chỉ có thể nhấn mạnh rằng Koksan là một thành phố nhỏ của Triều Tiên, nơi vũ khí trên lần đầu tiên lộ diện vào năm 1978 và được NATO dùng để đặt tên phân loại.

Hai phiên bản pháo tự hành Koksan được sản xuất gồm biến thể cơ sở M1978 sử dụng khung gầm xe tăng T-54 hoặc bản sao Type 59 của Trung Quốc, và bản nâng cấp M1989 có thêm khoang chứa 12 viên đạn và dùng khung xe tăng T-62.

Hai phiên bản pháo tự hành Koksan được sản xuất gồm biến thể cơ sở M1978 sử dụng khung gầm xe tăng T-54 hoặc bản sao Type 59 của Trung Quốc, và bản nâng cấp M1989 có thêm khoang chứa 12 viên đạn và dùng khung xe tăng T-62.

Vấn đề đáng quan tâm nữa là cho đến thời điểm hiện tại, số lượng pháo tự hành Koksan thuộc cả hai phiên bản M1978 và M1989 mà Quân đội Triều Tiên có trong biên chế vẫn chưa được công khai.

Vấn đề đáng quan tâm nữa là cho đến thời điểm hiện tại, số lượng pháo tự hành Koksan thuộc cả hai phiên bản M1978 và M1989 mà Quân đội Triều Tiên có trong biên chế vẫn chưa được công khai.

Dựa trên một số tài liệu mở, giới quân sự phương Tây cho biết những hệ thống pháo tự hành này nằm trong đội hình tác chiến của các tiểu đoàn pháo binh với biên chế tiêu chuẩn là 36 khẩu, chúng tạo áp lực trực tiếp lên thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Dựa trên một số tài liệu mở, giới quân sự phương Tây cho biết những hệ thống pháo tự hành này nằm trong đội hình tác chiến của các tiểu đoàn pháo binh với biên chế tiêu chuẩn là 36 khẩu, chúng tạo áp lực trực tiếp lên thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Pháo tự hành Koksan có tầm bắn lên tới 40 km khi sử dụng đạn thông thường, hoặc 60 km với đạn phản ứng tăng tầm lắp tầng đẩy phụ, tuy nhiên tốc độ bắn rất chậm, chỉ được 1 - 2 phát trong khoảng thời gian 5 phút.

Pháo tự hành Koksan có tầm bắn lên tới 40 km khi sử dụng đạn thông thường, hoặc 60 km với đạn phản ứng tăng tầm lắp tầng đẩy phụ, tuy nhiên tốc độ bắn rất chậm, chỉ được 1 - 2 phát trong khoảng thời gian 5 phút.

Một hệ thống pháo tự hành Koksan có trọng lượng chiến đấu khoảng 40 tấn, tốc độ tối đa trên đường cao tốc đạt 50 km/h, kíp vận hành gồm 7 người do mức độ tự động hóa khá thô sơ.

Một hệ thống pháo tự hành Koksan có trọng lượng chiến đấu khoảng 40 tấn, tốc độ tối đa trên đường cao tốc đạt 50 km/h, kíp vận hành gồm 7 người do mức độ tự động hóa khá thô sơ.

Trong điều kiện hiện đại, với việc sử dụng máy bay không người lái trinh sát, hiệu quả của pháo tự hành Koksan có thể tăng lên đáng kể khi theo dõi trực tiếp từng phát bắn để tiến hành hiệu chỉnh hỏa lực.

Trong điều kiện hiện đại, với việc sử dụng máy bay không người lái trinh sát, hiệu quả của pháo tự hành Koksan có thể tăng lên đáng kể khi theo dõi trực tiếp từng phát bắn để tiến hành hiệu chỉnh hỏa lực.

Tuy vậy việc thiếu đạn dẫn đường hiệu chỉnh trong thành phần tác chiến cũng khiến nhiều chuyên gia quân sự nhận xét hiệu quả thực tế của pháo tự hành Koksan không cao, nhất là trong điều kiện chiến trường hiện đại.

Tuy vậy việc thiếu đạn dẫn đường hiệu chỉnh trong thành phần tác chiến cũng khiến nhiều chuyên gia quân sự nhận xét hiệu quả thực tế của pháo tự hành Koksan không cao, nhất là trong điều kiện chiến trường hiện đại.

M1978 Koksan đã được Triều Tiên xuất khẩu rộng rãi, vũ khí này nổi bật trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988), khi chứng tỏ là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa.

M1978 Koksan đã được Triều Tiên xuất khẩu rộng rãi, vũ khí này nổi bật trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988), khi chứng tỏ là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa.

Tuy nhiên có những dữ liệu mâu thuẫn nhau, ví dụ như theo một phiên bản, trong cuộc chiến này, pháo tự hành Koksan chỉ được cung cấp cho Iran, còn theo nguồn khác thì Bình Nhưỡng bán cho cả Quân đội Iraq.

Tuy nhiên có những dữ liệu mâu thuẫn nhau, ví dụ như theo một phiên bản, trong cuộc chiến này, pháo tự hành Koksan chỉ được cung cấp cho Iran, còn theo nguồn khác thì Bình Nhưỡng bán cho cả Quân đội Iraq.

Ngoài Triều Tiên, Iran hiện là quốc gia duy nhất bên ngoài sử dụng pháo tự hành Koksan với khoảng 30 khẩu thuộc phiên bản M1978, gần đây một số hệ thống được nhìn thấy trong tay nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon, có lẽ do Tehran cung cấp.

Ngoài Triều Tiên, Iran hiện là quốc gia duy nhất bên ngoài sử dụng pháo tự hành Koksan với khoảng 30 khẩu thuộc phiên bản M1978, gần đây một số hệ thống được nhìn thấy trong tay nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon, có lẽ do Tehran cung cấp.

Kể từ năm 2022, báo chí Nga đã nhận xét những khẩu pháo tự hành nói trên có thể sẽ được Triều Tiên cung cấp như một sự bổ sung cho các loại pháo - cối cỡ nòng lớn như 2S7 Pion và 2S4 Tyulpan.

Kể từ năm 2022, báo chí Nga đã nhận xét những khẩu pháo tự hành nói trên có thể sẽ được Triều Tiên cung cấp như một sự bổ sung cho các loại pháo - cối cỡ nòng lớn như 2S7 Pion và 2S4 Tyulpan.

Nhưng với các đặc điểm đã nêu ở trên, nếu được bổ sung vũ khí này thì sức mạnh pháo binh Nga có lẽ cũng không được nâng cao so với hiện nay, thậm chí còn tạo thêm gánh nặng đáng kể về trong việc đảm bảo kỹ thuật.

Nhưng với các đặc điểm đã nêu ở trên, nếu được bổ sung vũ khí này thì sức mạnh pháo binh Nga có lẽ cũng không được nâng cao so với hiện nay, thậm chí còn tạo thêm gánh nặng đáng kể về trong việc đảm bảo kỹ thuật.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bao-nga-quan-tam-toi-phao-tu-hanh-koksan-trieu-tien-post593536.antd