Báo Phụ nữ Việt Nam trao giải 'Bài báo của năm 2023'
Giải thưởng 'Bài báo của năm' do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức được trao tặng cho những tác phẩm báo chí tìm hiểu, phản ánh những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em; những vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người dân...
Giải thưởng "Bài báo của năm" của Báo Phụ nữ Việt Nam là giải báo chí nội bộ của những người làm báo tại Báo Phụ nữ Việt Nam do Ban Biên tập và Chi hội Nhà báo phối hợp tổ chức. Giải thưởng nhằm tạo môi trường sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo; khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, dấn thân của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hoạt động nghề nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí và nâng cao kỹ năng làm báo đa phương tiện.
Năm 2023, tác phẩm tham dự giải là những tác phẩm báo chí đăng tải trên các sản phẩm báo in hoặc báo điện tử của Báo Phụ nữ Việt Nam (các thể loại và hình thức thể hiện) trong năm 2023 (từ 1/1/2023 - 31/12/2023) thu hút khối lượng tác phẩm nhiều, đa dạng thể loại, phong phú trong cách thể hiện. Nhiều tác phẩm thoát ly khỏi những đề tài khai thác tại thành phố, phóng viên đã có mặt ở những vùng sâu, xa nhất của đất nước; đi vào tìm hiểu, phản ánh những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em; những vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người dân, những chính sách chưa phù hợp, thậm chí bất hợp lý cần sửa, hủy.
Lễ trao giải "Giải bài báo của năm 2023" diễn ra ngày 31/1/2024 đã vinh danh những tác giả, tác phẩm đạt chất lượng.
Giải thưởng cao nhất - Giải "Bài báo của năm 2023" được trao cho 2 tác phẩm (đồng giải thưởng) là: Tác phẩm "Sống "tầm gửi" giữa đại ngàn" (loạt 4 bài, đăng trên báo PNVN điện tử) của tác giả Nguyễn Thu Hà và tác phẩm "Chuyện dưới chân núi Pù Lôm" (gồm 4 bài, đăng trên báo PNVN điện tử) của tác Nguyễn Tiến Dũng (bút danh: Minh Châu).
Tác phẩm Sống "tầm gửi" giữa đại ngàn" phản ánh vấn đề của một nhóm ban đầu là vài hộ dân người dân tộc Mông di cư từ phía Bắc vào tỉnh Lâm Đồng. Sau hơn 20 năm, họ đã phát triển thành hơn 600 nhân khẩu sống "chui" tại tiểu khu 179 - lõi rừng sản xuất thuộc huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) - kéo theo rất nhiều hệ lụy với cá nhân họ, xã hội và chính quyền địa phương. Tác phẩm nêu lên vấn đề cấp thiết cần giải quyết với đồng bào người Mông nơi đây, trong đó thiệt thòi nhiều là phụ nữ và trẻ em.
Link loạt 4 bài, tác phẩm "Sống "tầm gửi" giữa đại ngàn" của tác giả Nguyễn Thu Hà https://phunuvietnam.vn/song-tam-gui-giua-dai-ngan-bai-1-ban-lang-khong-ten-20231218225608641.htm
https://phunuvietnam.vn/song-tam-gui-giua-dai-ngan-bai-2-gian-nan-duong-vao-mien-dat-hua-20231218231029037.htm
https://phunuvietnam.vn/song-tam-gui-giua-dai-ngan-bai-3-tuong-lai-mit-mo-cua-nhung-phan-nguoi-o-nho-20231219005652798.htm
https://phunuvietnam.vn/song-tam-gui-giua-dai-ngan-bai-cuoi-on-dinh-tai-cho-cho-dong-bao-di-cu-tu-do-20231219013833476.htm
Tác phẩm "Chuyện dưới chân núi Pù Lôm" gồm 4 bài, phản ánh cuộc sống mới ở nơi từng là rốn ma túy ở miền Tây xứ Nghệ (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Ma túy đã khiến bao nhiêu mái ấm gia đình tan vỡ, nhiều người lâm vào cảnh tù tội, nhiều đứa trẻ rơi vào cảnh mồ côi. Giờ đây, Pù Lôm yên bình trở lại nhưng cuộc sống nơi đây âm ỉ nỗi đau. Giải pháp để thế hệ trẻ người Thái, người Khơ Mú trên địa bàn không đi vào "vết xe đổ" của cha, anh mà chính quyền nơi đây vạch ra là mang con chữ về cho người dân. Chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức đoàn thể và nhà trường. Đặc biệt là chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động đã phát huy hiệu quả với nhiều trẻ mồ côi nơi đây.
Link loạt 4 bài, tác phẩm "Chuyện dưới chân núi Pù Lôm" của tác giả Minh Châu (Nguyễn Tiến Dũng)
https://phunuvietnam.vn/chuyen-duoi-chan-nui-pu-lom-bai-1-ma-tuy-tran-qua-gia-dinh-ly-tan-20231014220929009.htm
https://phunuvietnam.vn/chuyen-duoi-chan-nui-pu-lom-bai-2-ban-dua-sau-nhung-ngay-giong-to-20231014223813746.htm
https://phunuvietnam.vn/chuyen-duoi-chan-nui-pu-lom-bai-3-nhung-not-lang-buon-duoi-mai-truong-noi-tru-20231014233508496.htm
https://phunuvietnam.vn/chuyen-duoi-chan-nui-pu-lom-bai-cuoi-tia-sang-tu-tren-dinh-nui-20231015000031242.htm
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trao tặng 3 giải thưởng chuyên đề, gồm:
Giải thưởng: "Tác phẩm đề xuất giải pháp phù hợp nhất" được trao cho tác phẩm "Ngăn ngừa sự bén rễ của tội phạm bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc". Tác phẩm là loạt 3 bài đăng trên báo PNVN bản in của nhóm tác giả Nguyễn Văn Long - Nguyễn Văn Duẩn.
Giải thưởng "Tác phẩm mang thông điệp tốt đẹp nhất" được trao cho Podcast "Mở đường đi học cho nữ sinh người Mông" của tác giả Lê Anh Đào đăng trên báo PNVN điện tử.
Tác phẩm phản ánh về những hủ tục, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nề khiến nữ sinh người Mông dang dở đường đến trường. Tuy nhiên, nhờ vào sự quyết liệt của nhà trường, địa phương, tỷ lệ trẻ em nữ đến trường đã có chuyển biến tích cực.
Tác phẩm Podcast "Mở đường đi học cho nữ sinh người Mông" của các giả Lê Anh Đào:
https://phunuvietnam.vn/podcast-mo-duong-di-hoc-cho-nu-sinh-nguoi-mong-2023082101554234.htm
Giải thưởng "Tác phẩm có hiệu ứng xã hội nhất" được trao cho tác phẩm viết về Hội thi chim họa mi chiến gồm 2 bài của tác giả Phạm Công Hoan đăng trên báo PNVN điện tử.
Trong vấn đề này, Báo PNVN là cơ quan báo chí đầu tiên lên tiếng. Tác phẩm có tính phản biện trực diện vào 1 chính sách cụ thể của chính quyền địa phương. Nội dung phản biện có lý, có tình. Kết quả: chính quyền phải hủy chính sách không phù hợp.
Tác phẩm gồm 2 bài về Hội thi chim họa mi chiến của tác giả Phạm Công Hoan:
https://phunuvietnam.vn/muong-khuong-lao-cai-tranh-cai-ve-viec-to-chuc-hoi-thi-chim-hoa-mi-chien-20230620071919887.htm
https://phunuvietnam.vn/ubnd-huyen-muong-khuong-lao-cai-huy-hoi-thi-chim-hoa-mi-chien-20230626175531786.htm