Bảo Thắng: Thiệt hại hơn 300 tỷ đồng, tập trung chăm lo đời sống đồng bào sau mưa bão
Với hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa sau hoàn lưu bão số 3, Bảo Thắng đang tập trung hỗ trợ người dân khắc phục, ổn định cuộc sống.
Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Bình - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai về thiệt hại cũng như nỗ lực khắc phục của địa phương sau hoàn lưu bão số 3.
Xin ông cho biết những thiệt hại của mưa bão số 3 đối với địa bàn huyện Bảo Thắng?
Như đã biết, vừa qua bão số 3 (yagi) và hoàn lưu của nó đã gây thiệt hại tương đối lớn cho các vùng Lào Cai và nhiều địa phương khác tại miền Bắc, trong đó có huyện Bảo Thắng. Bão đã làm nhiều vùng của Bảo Thắng ngập rất nặng và nguy cơ sạt lở đất rất lớn.
Cụ thể, đã có 1.600 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa, trong đó có 379 hộ dân phải di chuyển. Trong 379 hộ này thì có 80 hộ bị sạt lở hoặc bị sạt một phần nhà cửa. Về diện tích nông nghiệp, có trên 1000 hecta hoa màu, cây ăn quả của nhân dân bị ngập, mất trắng. Hệ thống đường giao thông, đường xá, cầu cấu, cây xanh, công trình thủy lợi, trường học cũng bị thiệt hại. Trên địa bàn hiện có nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp tuy nhiên không bị thiệt hại lớn.
Thống kê sơ bộ đến thời điểm này, ước tính thiệt hại do mưa bã lũ số 3 trên toàn huyện ước tính khoảng trên 300 tỷ đồng.
Vậy công tác chỉ đạo, khắc phục hậu quả mưa bão đến nay đã đạt được những kết quả gì?
Ngay sau đợt mưa lũ vừa rồi, Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của huyện rất là quyết liệt, thường xuyên là trực 24/24h. Chúng tôi chỉ đạo các xã, thị trấn rồi các ngành chức năng là tích cực vào cuộc để khắc phục cho nhà bà con. Đối với những hộ dân ở vùng nguy hiểm và nguy cơ sạt lở, chúng tôi đã thường xuyên kiểm tra, động viên, di chuyển người dân đến nơi an toàn và bố trí cho người dân ăn ở tại có thể là nhà người thân này ở tại các cái nơi an toàn như là những cái nhà văn hóa ở những khu trường học an toàn. Vì thế trên địa bàn không bị thiệt hại về người.
Đến thời điểm, các hộ dân vùng bị ngập lụt đã thu dọn nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh và đã trở lại cuộc sống bình thường. Đối với khu vực có nguy cơ sạt lở chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền địa phương huy động các phương tiện rồi, lực lượng để san lấp tả ly, san gạt tả ly để đảm bảo đảm bảo an toàn; khắc phục sửa chữa nhà cửa. Các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời, huyện rà soát toàn bộ, bố trí quỹ đất trong quy hoạch để có thể tạo điều kiện, hướng dẫn cho người dân có nơi ở mới, ổn định sản xuất.
Những công trình hạ tầng bị ảnh hưởng, nhất là các công trình quan trọng như đường xá, trường học huyện đã cho huy động các cái máy xúc, máy gạt từ mọi đơn vị, tổ chức để thực hiện khắc phục, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Các công trình bị thiệt hại nặng chắc sẽ tiếp tục đầu tư, sửa chữa, làm mới trong thời gian tới.
Thời gian qua, chúng tôi cũng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, rồi các cái tổ chức, cá nhân tiếp nhận các cái viện trợ và phân bổ kịp thời các cái viện trợ đến tay người dân, đặc biệt là trong cái việc hỗ trợ để để làm nhà cho những hộ mà bị hư hỏng nhà hoàn toàn.
Với mỗi hộ dân bị thiệt hại về hoa màu, huyện đã hỗ trợ 3 triệu đồng/1ha để cho người dân cải tạo đất, khắc phục lại các cái cây trồng, cây hoa màu đã bị thiệt hại.
Được biết, trên địa bàn có các khu công nghiệp, nhiều nhà máy khai thác, sản xuất, chế biến khoáng sản. Huyện đã có những chỉ đạo gì để đảm bảo hoạt động của các đơn vị này.
Ngay sau khi có dự báo về siêu bão yagi và nguy cơ tác động mạnh của nó huyện đã trao đổi, làm việc với Ban quản lý khu kinh tế cũng như các cụm nhà máy công nghiệp trên địa bàn để cung cấp thông tin thường xuyên, phối hợp triển khai công tác ứng phó, phòng chống bão lũ, đảm bảo an toàn cho các đơn vị và người dân trong khu vực.
Chúng tôi đã phối hợp đi kiểm tra công tác phòng, chống bão, đặc biệt chú trọng đến các hồ đập, hồ thải trên địa bàn. Rất may là đợt mưa bão, lũ ảnh hưởng đến một số vùng trũng thấp ven sông Hồng, và sạt lở đất do mưa lâu ngày nên các khu công nghiệp ở Bảo Thắng không bị ảnh hưởng nặng nề.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục khuyến cáo, phối hợp với các đơn vị, nhà máy để rà soát, tăng cường kiểm tra công tác phòng chống thiên tai trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động an toàn.