Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa
Nhân kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, ngày 10/12, UBND quận Đống Đa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học 'Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa'.
Tại Hội thảo, gần 30 tham luận của các lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chủ đề chính gồm Di tích Quố gia đặc biệt Gò Đống Đa - Giá trị lịch sử, văn hóa; Bảo tồn và tôn tạo Di tích đặc biệt Gò Đống Đa; Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô.
Trong đó, bên cạnh nhưng giá trị lịch sử với công tác bảo tồn và tôn tạo các đại biểu tham dự Hội thảo đều khẳng định trong những năm qua với những giá trị đặc biệt, di tích Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, Thành phố và quận Đống Đa rất quan tâm. Bên cạnh việc xếp hạng, di tích đã từng bước được đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng khang trang với nhiều hạng mục công trình như hiện nay là một sự cố găng rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay có một số vấn đề còn gây tranh cãi chưa có sự thống nhất, do vậy chưa có cơ sở cho việc bảo tồn di tích…
Theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa, việc tồn di tích Gò Đống Đa cần phải dự trên cơ sở khoa học chắc chắn, không thể phỏng đoán và theo suy nghĩ chủ quan. Đơn cử như ở khu vực trên đỉnh Gò Đống Đa, ngoài tấm bia ghi lời hịch của Hoàng đế Quang Trung và một vài phiến đá chỏng chơ, hầu như không có thông tin gì khác, rất khó cho những người tham quan tự do. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phát huy giá trị di tích. PGS.TS Đỗ Văn Trụ cũng ủng hộ việc không nên di dời vị trí Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện nay. Bên cạnh đó, PGS.TS Đỗ Văn Trụ góp ý, hiện nhà trưng bày trong quần thể Công viên Văn hóa Đống Đa hiện quá nhỏ, khuất nẻo, giải pháp trưng bày cũ kỹ. Nên xây dựng nhà trưng bày mới với nội dung và giải pháp mới, đưa các phương tiện, kỹ thuật nghe nhìn hiện đại để tăng tính hấp dẫn của trưng bày. “Đề nghị đổi tên Công viên Văn hóa Gò Đống Đa trở về đúng tên gọi là Di tích lịch sử Gò Đống Đa cho đúng với tên gọi trong các quyết định xếp hạng di tích và khẳng định giá trị của địa danh này. Hiện nay hoạt động của di tích và công viên khá đơn điệu, còn ít hoạt động đa dạng, hàng ngày chỉ tháy nhiều người vào tập thể dục” - PGS.TS Đỗ Văn Trụ nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa cũng cho rằng Công viên Văn hóa Đống Đa đang rất thiếu các sự kiện có khả năng tạo nên các cơ hội cho sự trải nghiệm thực sự hấp dẫn. Phòng trưng bày chưa đáp ứng được tiêu chí bảo tang học hiện đại nên kém sức hấp dẫn.
Cũng tại Hội thảo, một trong những chủ đề mà các đại biểu thảo luận sôi nổi đó là việc phát triển Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch.