Báo Trung Quốc: Trident-II Mỹ tin cậy gấp 10 lần Bulava
Xin giới thiệu một số thông tin bài đăng trên báo Sohu Trung Quốc so sánh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) 'Trident II' của Mỹ và 'Bulava' Nga.
Nền tảng đảm bảo cho sự cùng tồn tại trong hòa bình (chung sống hòa bình) giữa các cường quốc lớn là sự cân bằng (tiềm lực vũ khí) hạt nhân. Vào cuối tháng 8- đầu tháng 9 vừa qua các tàu ngầm của Lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược cả Nga và Mỹ đều tiến hành các lần phóng thử nghiệm.
Nhân các sự kiện này, tờ báo Trung Quốc Sohu đã thử đánh giá độ tin cậy của các tên lửa phóng từ tàu ngầm của cả hai cường quốc trên. Xin giới thiệu tóm tắt nội dung các nhận định trên của Sohu.
Hai quốc gia có đội tàu ngầm chiến lược mạnh nhất và kho vũ khí hạt nhân lớn nhất trang bị cho hạm đội tàu ngầm đó- là Mỹ và Nga. Tờ báo Trung Quốc Sohu đã thử so sánh hai kiểu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa quan trọng nhất của hạm đội tàu ngầm hai nước.Trong một cuộc chiến tranh toàn cầu có thể xảy ra, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là kiểu vũ khí đáng sợ nhất. Nó rất khó bị tổn thương, gần như vô hình trước “mắt” kẻ thù và có thể tiếp cận kẻ thù nhất ở cự ly gần nhất để tiến hành các đòn tấn công.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng đã so sánh các ICBM “Trident II” trang bị cho các tàu ngầm lớp “Ohio”, với ICBM “Bulava” Nga, được trang bị cho tàu ngầm dự án “Borey”.
Trident II có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 11.000 km
Các cuộc thử nghiệm kiểm tra 4 tên lửa đạn đạo “Trident II” đã được thực hiện đầu tháng 9/2019. “Trident II D5” là tên lửa đạn đạo ba tầng của Mỹ được thiết kế để phóng từ tàu ngầm hạt nhân và theo khẳng định của nhà sản xuất, nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách hơn 11.000 km.
“Trident II” mang đầu tác chiến tự tách chứa các khối tác chiến tự dẫn. Mỗi khối này mang đầu đạn hạt nhân công suất hoặc là 475 kiloton, hoặc 100 kiloton. Nếu đầu đạn công suất 475 kiloton, tên lửa mang 8 đầu đạn, nếu đầu đạn công suất100 kiloton – 14 đầu đạn. Các tên lửa có độ chính xác cao và có thể đảm bảo chắc chắn tiêu diệt mục tiêu ngay trong các hầm phóng tên lửa của đối phương.
Về phần mình, không lâu trước khi Mỹ phóng thử nghiệm “Trident II”, ngày 24/8, Nga đã phóng ICBM R-30 “Bulava-30” từ tàu ngầm tuần dương “Yury Dolgoruki” (lớp Borey).
Trong quá trình thử nghiệm, tàu ngầm đã tiêu diệt mục tiêu cách đó 5.500 km bằng hai quả tên lửa. Cự ly phóng tối đa của "Bulava" – 9.300 km. Đồng thời, theo các nguồn tin khác, các chỉ số thực (cự ly bắn) có thể khác nhau và gần bằng với “cự ly bắn” của “Trident II” Mỹ.
Nga có ưu thế về “địa lý”
Báo Sohu nhận định rằng Nga có lợi thế về địa lý: Tên lửa “Bulava” nếu được phóng từ Biển Barents, có thể tấn công qua Vòng Bắc Cực (Vòng Bắc Cực- đó là vĩ tuyến 66độ 33′ 39″ ở phía bắc đường xích đạo. Khu vực ở phía bắc của vòng này gọi là vùng Bắc Cực-ND)) để tiêu diệt các thành phố lớn ên bờ biển phía Đông nước Mỹ,- từ Biển Barents đến bờ biển phía Đông Mỹ chi có 7.000 km.
Do quân đội Nga chiếm ưu thế tuyệt đối ở Vùng Cực về lực lượng quân sự, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc lớp “Borey” có thể tiến sát gần Mỹ hơn nữa, chỉ còn cách bờ phía Đông Mỹ khoảng 5.000 km. Ở cự ly này, “Bulava” có thể mang được 8 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Trung Quốc vẫn đánh giá cao các phương tiện mang (tên lửa) của Mỹ hơn các phương tiện mang của Nga, cụ thể:
“Trident II” có lợi thế hơn “Bulava”, bởi vì ICBM này có khả năng mang ít nhất 8 đầu đạn hạt nhân nặng 2,7 tấn, và cự ly bắn của nó có thể đảm bảo chắc chắn tới 11.000 km, trong khi đó “Bulava” chỉ mang được tối đa 8 đầu đạn và tầm bắn tối đa chỉ 8.000 km.
Để kết luận, Tờ Sohu nhấn mạnh thêm rằng Nga đã thử nghiệm “Bulava” 19 lần- và chỉ có 11 lần trong số đó là thành công.
Trong khi đó, kể từ năm 1987 tới nay, Quân đội Mỹ đã thử nghiệm “Trident” tới 168 lần và chỉ một vài lần phóng thất bại,- và như vậy, điều đó chứng minh rằng “Trident II” có độ tin cậy cao hơn mười lần so với “Bulava”.