Bảo vật 'đen đủi' nhất: Tạo tác từ 3,5 tấn ngọc quý hiếm rồi làm hũ muối dưa suốt 300 năm
Không phải bảo vật nào cũng may mắn được nâng niu, bảo tồn.
Khi nhắc tới các bảo vật, ấn tượng đầu tiên của mọi người đều sẽ nhớ tới những vật quý giá được nâng niu, cất giữ, bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Nhưng thực sự chẳng ai ngờ tới, có một bảo vật "số nhọ". Nó được chế tác từ tinh xảo, công phu từ 3,5 tấn ngọc bích, nhưng lúc được phát hiện ra thì nó đã được dùng để... đựng dưa muối suốt 300 năm. Câu chuyện dở khóc dở cười về món bảo vật này là thế nào.
1. Cuộc đời đầy "thê thảm" của bảo vật
Các chuyên gia nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy bảo vật này, cảm xúc đầu tiên chính là "Số phận của nó thực sự quá đáng thương. Rõ ràng là một bảo vật vô giá làm bằng ngọc bích, vậy mà lại bị biến thành hũ muối dưa chua".
Bảo vật này có tên là "Độc sơn đại ngọc hải", chỉ nghe cái tên thôi cũng đã toát ra được khí phách cùng sự quý giá của nó. Sau một quá trình dài tìm hiểu thì các nhà nghiên cứu đã tìm ra được công dụng ban đầu của nó chính là để ủ rượu. Vào thời nhà Nguyên, nghề chế tác ngọc bích đạt đến trình độ đỉnh cao. Bảo vật "Độc sơn đại ngọc hải" này là một trong những kiệt tác thời đó, không phải cứ dùng tiền là mua được. Cũng không ngoa khi gọi nó là cực phẩm của Trung Quốc.
Vào cuối thời Nguyên, bọn họ đối với sự thống trị của Trung Nguyên bắt đầu nới lỏng. Trong cung cũng trở nên vô cùng hỗn loạn. Từ vương công quý tộc đến thái giám, cung nữ, cái gì lấy được thì lấy, ai chạy được thì chạy. Có không ít báu vật quý giá đều bị hư hỏng hoặc thất lạc. Lẽ ra, chẳng ai có thể di chuyển một khối ngọc thạch lớn như vậy. Nhưng trên thực tế, "Độc sơn đại ngọc hải" chẳng có được may mắn đó. Thậm chí còn lưu lạc đổi chủ đến không biết bao lần. Vì thể tích lớn, cộng thêm cân nặng kinh người nên dần dần chẳng còn ai chú ý đến nó.
2. Chân tướng được sáng tỏ
Sau khi thiên hạ thái bình trở lại, mọi người cũng chẳng có hứng thú gì với khối ngọc thạch khổng lồ này. Cho đến một ngày, có hòa thượng đi qua rất thích nó. Hỏi ra mới biết cũng chẳng có ai nhận nên đã cùng các sư sãi khác mang về chùa. Như mọi người đều biết, ở trong chùa không hề ăn mặn nên nó được sử dụng làm hũ đựng dưa muối suốt hơn 300 năm.
Không biết vào năm nào, có một vị sư mới nhận trụ trì ngôi chùa. Trước khi xuất gia, ông đã dày công nghiên cứu và sưu tầm rất nhiều các bảo vật, cổ vật có giá trị. Khi nhìn thấy khối ngọc thạch khổng lồ này, ông lập tức kinh ngạc. Ông liền kể cho những sư sãi trong chùa về nguồn gốc, nguyên liệu chế tác của bảo vật. Lúc này mọi người mới tỉnh ngộ, hóa ra hũ dưa muối mấy trăm năm qua lại là bảo bối vô giá.
Loại ngọc để chế tác ra bảo vật này mang tên "Độc sơn ngọc" là loại ngọc gì? Thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, có thể thấy Độc sơn ngọc chính là một trong bốn loại ngọc quý giá nhất tại Trung Quốc, vì sự tinh xảo và mỹ lệ của nó mà nổi danh bốn phương. Hầu hết ngọc Độc sơn đều có cấu trúc màu sắc rất phức tạp. Trừ hai màu trắng, đen và màu giao hòa trắng đen thường thấy thì còn có màu đỏ, vàng, lục, lam... pha trộn. Mà loại ngọc Độc sơn làm ra chiếc bình này là loại ngọc pha giữa hai màu đen và xám, thoạt nhìn qua không sáng lắm, khiến nhiều người nghĩ đây là chum đá bình thường nên mới lưu lạc đến tận đây rồi bị sử dụng làm hũ ngâm dưa muối.
3. Số phận sau này
Theo những gì sử sách ghi chép lại, "Độc sơn đại ngọc hải" được phát hiện vào giai đoạn giữa và cuối nhà Thanh, cũng chính là giai đoạn mà vua Càn Long trị vì. Nghe nói lúc ấy, khi biết xuất hiện bảo vật như vậy trong thiên hạ, Càn Long lập tức phái người đến ngôi chùa, phái những đại thần có chuyên môn xem xét, kiểm nghiệm rồi phục hồi, sau đó vận chuyển về đặt giữa Tử Cấm Thành. Từ đó về sau, bảo vật này cũng coi như tái sinh cuộc đời mới, một lần nữa trở về chốn hoàng cung.
Lúc ấy, hoàng đến Càn Long còn ra lệnh cho người xây dựng một tiểu đình để đặt khối ngọc thạch khổng lồ này, thậm chí còn yêu thích đến mức khắc thơ của chính mình lên đó. Càn Long đã 4 lần hạ lệnh bảo dưỡng, sửa chữa "Độc sơn đại ngọc hải". Bởi vì khối ngọc này rất chắc chắn, sau này lại được bảo quản rất kỹ nên mỗi lần đều chỉ sửa ở những vị trí rất nhỏ và khuất, về tổng thể vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng ở thời Nguyên, không có sự thay đổi hay khác biệt quá lớn.
Từ thời vua Càn Long trở về sau, khối ngọc thạch khổng lồ này vẫn luôn được lưu giữ trong Tử Cấm thành. Dù đã trải qua bao biến đổi thăng trầm hàng trăm năm, nhưng vẫn luôn nguyên vẹn, hoàn mỹ như xưa. Đây thực sự là một điều may mắn. Hiện nay, "Độc sơn đại ngọc hải" vẫn được trưng bày trong công viên Bắc Hải ở Bắc Kinh. Nhà nước cũng đã cho xây dựng một tiểu đình để bảo vệ và lưu giữ nó. Vốn dĩ nơi đây không hề đón tiếp du khách mà chỉ để nghiên cứu. Những những năm gần đây, số lượng du khách ngày càng lớn, cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nên việc nghiên cứu cũng đã có kết quả. Hiện tại giao lưu giữa các quốc gia phát triển, mọi người chỉ cần đến Bắc Kinh, có thể ở công viên Bắc Hải để ngắm nhìn bảo vật đã trải qua bao thăng trầm, biến cố này.
Phải biết rằng, "Độc sơn đại ngọc hải" không phải là bảo vật chôn sâu dưới lòng đất, mà chỉ từ thời Nguyên thì thất lạc vào dân gian rồi thất lạc trong dân gian và trở thành hũ muối dưa. Nhưng may mắn, dù trải qua bao loạn lạc, chiến tranh, bao thăng trầm biến cố trong lịch sử vẫn giữ được nguyên vẹn. Điều này chưa từng tồn tại trong lịch sử bảo tồn các di sản văn hóa vật thể của Trung Quốc. Có thể lưu giữ lại "Độc sơn đại ngọc hải" là một việc vô cùng may mắn.