Bảo vệ năng suất cây có múi khi thời tiết diễn biến phức tạp

Thời điểm này, trong các vườn kinh doanh, cây có múi đang phát triển quả - mọng quả, vườn kiến thiết trong giai đoạn phát triển thân, lá. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, để đảm bảo năng suất, chất lượng quả các loại cây có múi đến cuối vụ, Sở NN&PTNT khuyến cáo, các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân, các nhà vườn chủ động phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.

 Cán bộ Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây có múi cho nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi). Đồng chí Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi cho biết: Thời gian qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn có mưa rào và dông, bệnh loét bắt đầu xuất hiện trên các diện tích cây có múi với tỷ lệ phổ biến 2 - 3%, tập trung tại các xã: Tú Sơn, Kim Lập, Nam Thượng, Sào Báy, Xuân Thủy, Kim Bôi, Mỵ Hòa...; bệnh sẹo gây hại ở mức độ phổ biến 2 - 3% số lá, quả, tập trung tại khu vực các xã: Vĩnh Tiến, Đú Sáng, Kim Lập, Nam Thượng, Sào Báy, Xuân Thủy, Kim Bôi... Ngoài ra, một số đối tượng gây hại như rệp sáp, nhện nhỏ xuất hiện với mật độ phổ biến từ 1 - 3% số lá, quả cũng cần lưu ý phòng trừ để hạn chế tối đa mức độ gây hại đối với cây trồng. Trung tâm đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, yêu cầu nông dân tích cực chăm sóc, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại cây trồng để kịp thời xử lý, ngăn chặn. Với đối tượng nhện nhỏ, các loại bệnh như đốm nâu, muội đen, thán thư, ghẻ sẹo, có thể sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, có đăng ký phòng trừ các đối tượngdịch hại trên. Đồng thời, duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng. Theo đánh giá của đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Chi cục phó Chi cục TT&BVTV, trên các diện tích cây có múi, bệnh loét có diện tích nhiễm 8 ha, nhện nhỏ diện tích nhiễm 2 ha (đều giảm so với kỳ trước) diện tích phòng trừ nhện nhỏ 202 ha; bệnh sẹo (ghẻ nhám) diện tích nhiễm 15 ha (tăng nhẹ 5 ha so với kỳ trước). Các đối tượng khác gây hại rải rác, tương đương cùng kỳ năm trước. Dự báo thời gian tới, các đối tượng rầy chổng cánh, rệp muội, nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu đục thân và dịch bệnh như Greening, ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, đốm nâu, loét, thán thư tiếp tục gây hại mạnh trên cây có múi giai đoạn phát triển thân lá, phát triển quả. Có thể xuất hiện ruồi đục quả trên những giống chín sớm như quýt Ôn Châu, cam lòng vàng giai đoạn mọng quả - chín. Để kịp thời xử lý các đối tượng gây hại trên cây có múi, Chi cục TT&BVTV đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện theo nội dung đã nêu trong Công văn số 1317, ngày 7/7/2020 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ mùa, hè thu năm 2020; Công văn số 1500/SNN-TT&BVTV, ngày 3/8/ 2020 về việc tập trung phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa, hè thu năm 2020; Công văn số 243, ngày 29/7/2020 của Chi cục TT&BVTV dự báo tình hình sinh vật gây hại chính vụ mùa, hè thu năm 2020; Công văn số 272/TT& BVTV-BVTV, ngày 19/8/2020 hướng dẫn phòng trừ một số đối tượng sinh vật gây hại chính trên cây có múi giai đoạn cận thu hoạch. Bên cạnh đó, chi cục khuyến cáo các địa phương tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi ở giai đoạn phát triển quả. Có thể sử dụng một số thuốc để trừ đối tượng rầy, rệp như: Citrole 96.3EC, Movento 150OD, Limater 7.5EC; đối với nhện nhỏ: Comdagold 5WG, SK Enspray 99EC, Ababetter 3.6EC, Abagold 38EC, Abamine 3.6EC; với bệnh ghẻ sẹo: Zineb Bul 80 WP, Kumulus 80WG, Zineb Bul 80WP... Dùng theo hướng dẫn in trên bao bì, hoặc các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, có đăng ký phòng trừ các đối tượng dịch hại nêu trên; duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ cho công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng. Thu Hằng

Cán bộ Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây có múi cho nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi). Đồng chí Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi cho biết: Thời gian qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn có mưa rào và dông, bệnh loét bắt đầu xuất hiện trên các diện tích cây có múi với tỷ lệ phổ biến 2 - 3%, tập trung tại các xã: Tú Sơn, Kim Lập, Nam Thượng, Sào Báy, Xuân Thủy, Kim Bôi, Mỵ Hòa...; bệnh sẹo gây hại ở mức độ phổ biến 2 - 3% số lá, quả, tập trung tại khu vực các xã: Vĩnh Tiến, Đú Sáng, Kim Lập, Nam Thượng, Sào Báy, Xuân Thủy, Kim Bôi... Ngoài ra, một số đối tượng gây hại như rệp sáp, nhện nhỏ xuất hiện với mật độ phổ biến từ 1 - 3% số lá, quả cũng cần lưu ý phòng trừ để hạn chế tối đa mức độ gây hại đối với cây trồng. Trung tâm đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, yêu cầu nông dân tích cực chăm sóc, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại cây trồng để kịp thời xử lý, ngăn chặn. Với đối tượng nhện nhỏ, các loại bệnh như đốm nâu, muội đen, thán thư, ghẻ sẹo, có thể sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, có đăng ký phòng trừ các đối tượngdịch hại trên. Đồng thời, duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng. Theo đánh giá của đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Chi cục phó Chi cục TT&BVTV, trên các diện tích cây có múi, bệnh loét có diện tích nhiễm 8 ha, nhện nhỏ diện tích nhiễm 2 ha (đều giảm so với kỳ trước) diện tích phòng trừ nhện nhỏ 202 ha; bệnh sẹo (ghẻ nhám) diện tích nhiễm 15 ha (tăng nhẹ 5 ha so với kỳ trước). Các đối tượng khác gây hại rải rác, tương đương cùng kỳ năm trước. Dự báo thời gian tới, các đối tượng rầy chổng cánh, rệp muội, nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu đục thân và dịch bệnh như Greening, ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, đốm nâu, loét, thán thư tiếp tục gây hại mạnh trên cây có múi giai đoạn phát triển thân lá, phát triển quả. Có thể xuất hiện ruồi đục quả trên những giống chín sớm như quýt Ôn Châu, cam lòng vàng giai đoạn mọng quả - chín. Để kịp thời xử lý các đối tượng gây hại trên cây có múi, Chi cục TT&BVTV đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện theo nội dung đã nêu trong Công văn số 1317, ngày 7/7/2020 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ mùa, hè thu năm 2020; Công văn số 1500/SNN-TT&BVTV, ngày 3/8/ 2020 về việc tập trung phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa, hè thu năm 2020; Công văn số 243, ngày 29/7/2020 của Chi cục TT&BVTV dự báo tình hình sinh vật gây hại chính vụ mùa, hè thu năm 2020; Công văn số 272/TT& BVTV-BVTV, ngày 19/8/2020 hướng dẫn phòng trừ một số đối tượng sinh vật gây hại chính trên cây có múi giai đoạn cận thu hoạch. Bên cạnh đó, chi cục khuyến cáo các địa phương tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi ở giai đoạn phát triển quả. Có thể sử dụng một số thuốc để trừ đối tượng rầy, rệp như: Citrole 96.3EC, Movento 150OD, Limater 7.5EC; đối với nhện nhỏ: Comdagold 5WG, SK Enspray 99EC, Ababetter 3.6EC, Abagold 38EC, Abamine 3.6EC; với bệnh ghẻ sẹo: Zineb Bul 80 WP, Kumulus 80WG, Zineb Bul 80WP... Dùng theo hướng dẫn in trên bao bì, hoặc các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, có đăng ký phòng trừ các đối tượng dịch hại nêu trên; duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ cho công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng. Thu Hằng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/144975/bao-ve-nang-suat-cay-co-mui-khi-thoi-tiet-dien-bien-phuc-tap.htm