Bất động sản Thanh Trì: Tiềm năng lớn khi chính thức lên quận
Sở hữu lợi thế quỹ đất lớn và khả năng kết nối dễ dàng nhờ hệ thống hạ tầng phát triển và ngày càng đồng bộ, thị trường bất động sản Thanh Trì đang chuyển mình để bứt phá mạnh mẽ khi chính thức lên quận trong vài năm tới.
Cuộc di cư của dòng tiền và định hướng phía nam
Kể từ khi dịch Covid– 19 xuất hiện tại Việt Nam, thị trường bất động sản bị tác động nặng nề về nguồn cung và giao dịch. Đơn cử 6 tháng đầu năm, nguồn cung căn hộ trên thị trường sơ cấp giảm 52% và lượng giao dịch giảm 55% so với cùng kỳ năm trước, là mức thấp nhất trong 5 năm qua, theo Savills.
Tình trạng này đã dẫn tới một hiện tượng là các nhà đầu tư đổ xô về các vùng nông thôn, thúc đẩy nhịp sống phát triển, sôi động hơn. Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hiện tượng này khiến giá đất đã tăng chóng mặt. Có những nơi vài năm trước ngưỡng giá chỉ vài trăm nghìn/m2 thì nay đã lên tới vài triệu, thậm chí vài chục triệu/m2.
Xét đến các vùng nông thôn mà các nhà đầu tư hướng tới, Thanh Trì là một trong những địa bàn có sức hút hơn cả. Bởi lẽ, trong 4 huyện được phê duyệt lên quận vào năm 2025, Đông Anh và Gia Lâm bị sông Hồng ngăn cách trong khi hạ tầng chưa thực sự đầy đủ, các cây cầu vẫn còn nằm trên giấy; Đan Phượng cách trung tâm quá xa mà chỉ có Quốc lộ 32 là huyết mạch duy nhất. Trong khi đó, Thanh Trì liền kề với 3 quận (Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai) lại sở hữu các huyết mạch giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường Vành đai 3, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ… Hạ tầng nổi trội, tính liên kết khu vực cao, giao thông thuận tiện đã làm nên sức hút của khu vực này.
Là cửa ngõ phía nam của Thủ đô, Thanh Trì được ví như “mỏ vàng còn sót lại” của thời kì đô thị hóa. Với diện tích vượt trội (rộng 63km2), Thanh Trì sở hữu lợi thế rất lớn về quỹ đất. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi nguồn cung đất trong nội thành ngày càng hạn hẹp và giá đã vượt khỏi ‘tầm với’ của nhiều người.
Đòn bẩy thép nâng tầm địa ốc Thanh Trì
Phấn đấu rút ngắn thời gian lên quận từ 1 – 2 năm, tại huyện Thành Trì đang diễn ra một “cuộc cách mạng” về hạ tầng giao thông. Theo đó, thời gian qua, UBND Thành phố Hà Nội đã đốc thúc triển khai một loạt dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện như: đường Vành đai 3 đi cầu Ngọc Hồi, đường kết nối Pháp Vân – Cầu Giẽ – Vành đai 3…
Song song với các dự án này, UBND huyện Thanh Trì cũng thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp, xây mới đường giao thông có quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng như: dự án đường giao thông liên xã Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh; dự án nâng cấp, mở rộng đường Tứ Hiệp nối Quốc lộ 1A với đường Ngọc Hồi – Vũ Lăng…
Quy luật thị trường cho thấy hạ tầng mở rộng đến đâu, giá bất động sản lên theo đến đấy. Bởi vậy, sự phát triển mạnh của các dự án giao thông được đánh giá là “đòn bẩy thép” đưa thị trường địa ốc Thanh Trì lên tầm cao mới, tạo ra làn sóng đầu tư, kéo giá trị bất động sản đi lên và tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về diện mạo đô thị.
Thực tế, trong vài năm trở lại đây, diện mạo đô thị của Thanh Trì cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi số lượng dự án ngày càng nhiều, quy mô lớn hơn, chủ đầu tư danh tiếng và sản phẩm thuộc phân khúc cao hơn của thị trường.
Các khu vực tập trung nhiều dự án nhất có thể kể đến như: dọc đường Vành đai 3, đường 70, giữa Quốc lộ 1A – cao tốc Pháp Vân– Cầu Giẽ… và đặc biệt là quanh công viên Chu Văn An. Đây là vùng tây bắc của huyện Thanh Trì, nơi tiếp giáp với 3 quận, có hạ tầng phát triển nhất và thị trường sôi động nhất. Từ hơn mười năm trước, khu vực này đã hiện diện các đại dự án có quy mô hàng chục hecta như Đại Thanh, Cầu Bươu, Xa La, khu tập thể Tổng cục 5. Gần đây là sự xuất hiện của Eden Rose, The Manor Central Park… với quy mô còn lớn hơn trước đó.
Với việc xây dựng và thông xe tuyến Nguyễn Xiển – Xa La, một trong những dự án hạ tầng quan trọng nhất khu Tây Nam, thị trường bất động sản quanh công viên Chu Văn An đang dần nhộn nhịp hơn và được dự báo sẽ là điểm nhấn nổi bật trên bản đồ nhà ở Hà Nội khi Thanh Trì chính thức lên quận.
Theo các chuyên gia, việc đầu tư bất động sản không chỉ dựa theo các diễn biến vĩ mô, các chuyển động của hạ tầng mà còn phải biết lựa chọn điểm rơi thích hợp. Điểm rơi đó là giai đoạn thị trường đang bắt đầu vào đà và tiềm năng tăng trưởng là rõ rệt. Ví dụ điển hình là những nhà đầu tư xuống tiền tại Từ Liêm trước năm 2014 đã gặt hái được quả ngọt, bởi sau khi chia tách để lên quận vào tháng 4/2014, giá bất động sản Từ Liêm đã tăng trưởng rất nhanh. Cho đến nay, giá nhà đất tại Từ Liêm đã ở mức rất cao so với 6 năm về trước. Với thị trường Thanh Trì, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng lịch sử sẽ được lặp lại một lần nữa.