Bắt được con cá 'bạch tạng' kỳ lạ hiếm thấy

Một ngư dân đang đánh cá dưới đáy biển sâu thì bất ngờ phát hiện một con cá mập dài gần 1m. Khi đưa lên bờ ai cũng ngạc nhiên vì màu sắc kỳ lạ, hiếm thấy.

Từng có một con cá mập bạch tạng sa lưới ngư dân ở ngoài khơi đảo Isle Of Wight, Anh. Cụ thể vào năm 2020, ông Jason Gillespie đang đánh cá dưới đáy biển sâu thì bất ngờ phát hiện cá mập dài gần 1m.

"Tôi đi câu trong 30 năm và chưa bao giờ thấy sinh vật nào như vậy. Đó là con cá triệu con có một", ông Gillespie, 50 tuổi cho hay.

Gillespie chụp ảnh cùng con cá mập quý hiếm trước khi thả nó về đại dương. Ảnh: SWNS.

Gillespie chụp ảnh cùng con cá mập quý hiếm trước khi thả nó về đại dương. Ảnh: SWNS.

Khi thấy con cá độc đáo này các chuyên gia cho hay, con cá mập xám này có thể đã mắc hội chứng bạch thể dẫn đến mất sắc tố. Hội chứng bạch thể xảy ra khi một số tế bào sắc tố hoặc tất cả các tế bào sắc tố không phát triển trong quá trình biệt hóa. Vì vậy, một phần hoặc toàn bộ bề mặt cơ thể động vật thiếu các tế bào có khả năng tạo ra sắc tố.

Ngư dân Gillespie nói ông từng được nghe về cá mập bạch tạng trước đây, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy trực tiếp.

"Tôi nghĩ nếu "mất màu", chúng sẽ phải vật lộn để tồn tại vì không có lớp ngụy trang giống nhau và không thể săn mồi hiệu quả", ông cho biết.

Do cá mập xám là loài được bảo vệ nên sau khi chụp ảnh cùng con cá mập, Gillespie đã thả nó trở lại đại dương.

Theo MarineBio.org, cá mập xám được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1758, là loài "vô hại đối với con người" và thường được tìm thấy gần các thềm lục địa. Chúng phân bố rộng rãi trên khắp hành tinh, xuất hiện nhiều ở các khu vực như tây và đông Đại Tây Dương, nam Baja California và Vịnh California ở Mexico. Đặc biệt chúng có thể sống tới 55 năm và thường bị săn bắt bởi nhiều lý do như lấy thịt, gan, dầu và vây. Chúng được xếp vào loài "cực kỳ nguy cấp" theo Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa.

Đây không phải lần đầu tiên trên thế giới có người bắt được con cá bạch tạng. Trước đó, một người đàn ông đã may mắn câu được con cá trê khủng dài gần 1m. Điều đặc biệt hơn là nó màu trắng cam do bị bạch tạng . Bình thường, cá trê bạch tạng dễ bị kẻ săn mồi phát hiện nên khó lớn đến như vậy.

Ông Donovan Pearase và con cá trên bạch tạng khổng lồ . Ảnh chụp màn hình CBC.

Ông Donovan Pearase và con cá trên bạch tạng khổng lồ . Ảnh chụp màn hình CBC.

Lần may mắn bắt được cá bạch tạch của ông Donovan Pearase, người Canada là khi chở khách đi du lịch câu cá trên sông, nhổ neo bắt đầu chuyến đi câu kéo dài 4 giờ. Ông không ngờ đó là một ngày đặc biệt trong suốt 30 năm hướng dẫn du khách câu cá trên sông của mình, thông tin trên Thanh Niên.

"Lúc đầu tôi đã sửng sốt khi thấy con cá. Sau đó, khi nhìn vào đầu và miệng nó thì biết đó là một con cá trê. Tôi nghĩ khả năng lớn nhất là con vật bị bạch tạng", ông Pearase kể lại.

Trên thực tế cá bạch tạng có rất ít trong tự nhiên. Vì màu sắc chúng sáng hơn so với đồng loại nên rất dễ bị kẻ thù phát hiện và ăn thịt. Do đó, một con cá trê bạch tạng lớn đến như vậy là rất hiếm, ông nói thêm.

Khi con cá đưa lên bờ đo được dài khoảng 86cm, thậm chí có thể được ghi vào sách kỷ lục về thành tích câu cá của Canada. Con cá trê sau đó được thả về sông vì theo quy định, người câu không được lấy bất kỳ con cá nào dài hơn 60 cm khi đi câu sông Red River.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bat-duoc-con-ca-bach-tang-ky-la-hiem-thay-204240723155022065.htm