Tiểu hành tinh đi vào bầu khí quyển Trái Đất và bốc cháy

Mới đây, một tiểu hành tinh nhỏ có tên 2024 RW1 đã bốc cháy khi vào bầu khí quyển Trái Đất, tạo thành quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời phía bắc Philippines.

Phát hiện bởi Đài quan sát Catalina Sky Survey của NASA, tiểu hành tinh này hoàn toàn bị thiêu rụi trong quá trình tiếp xúc với bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh: Global Village space)

Phát hiện bởi Đài quan sát Catalina Sky Survey của NASA, tiểu hành tinh này hoàn toàn bị thiêu rụi trong quá trình tiếp xúc với bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh: Global Village space)

Cảnh tượng ngoạn mục này thu hút sự quan tâm từ cộng đồng khoa học và công chúng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Cảnh tượng ngoạn mục này thu hút sự quan tâm từ cộng đồng khoa học và công chúng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không phải ai cũng có thể nhìn thấy. (Ảnh: Internet)

Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không phải ai cũng có thể nhìn thấy. (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.(Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.(Ảnh: Internet)

Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái Đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.(Ảnh: Internet)

Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái Đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.(Ảnh: Internet)

Bất kỳ thiên thạch nào rộng hơn 137 m và quay trong phạm vi 7,5 triệu km quanh Trái Đất đều được phân loại là PHA - nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái Đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.(Ảnh: Internet)

Bất kỳ thiên thạch nào rộng hơn 137 m và quay trong phạm vi 7,5 triệu km quanh Trái Đất đều được phân loại là PHA - nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái Đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.(Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của thiên thạch như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.(Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của thiên thạch như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.(Ảnh: Internet)

Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA . Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của thiên thạch.(Ảnh: Internet)

Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA . Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của thiên thạch.(Ảnh: Internet)

Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tieu-hanh-tinh-di-vao-bau-khi-quyen-trai-dat-va-boc-chay-2029123.html