Bật nắp mộ cổ, lạnh người trông thấy mặt nạ nhuốm máu ngàn năm tuổi

Các nhà khảo cổ khai quật được một mặt nạ vàng 1.000 tuổi trong ngôi mộ cổ ở Peru. Chiếc mặt nạ này được vẽ bằng máu người và đặt trên hộp sọ.

Các chuyên gia thuộc dự án khảo cổ Sicán tìm thấy một mặt nạ vàng 1.000 tuổi vào thập niên 1990 khi khai quật ngôi mộ cổ ở Peru. Theo họ, ngôi mộ chứa hài cốt của một người đàn ông trung niên ở tầng lớp thượng lưu từ nền văn minh Sicán.

Các chuyên gia thuộc dự án khảo cổ Sicán tìm thấy một mặt nạ vàng 1.000 tuổi vào thập niên 1990 khi khai quật ngôi mộ cổ ở Peru. Theo họ, ngôi mộ chứa hài cốt của một người đàn ông trung niên ở tầng lớp thượng lưu từ nền văn minh Sicán.

Nền văn minh Sicán sinh sống ở ven biển phía bắc Peru từ thế kỷ 9 -14. Bộ hài cốt của người đàn ông được sơn màu đỏ tươi, không có hộp sọ và đặt trong tư thế nằm sấp ở giữa ngôi mộ hình vuông sâu 12 m. Theo các chuyên gia, người xưa cố ý để hộp sọ nằm tách biệt với phần còn lại của bộ hài cốt. Nó được dựng thẳng và đeo chiếc mặt nạ sơn đỏ.

Nền văn minh Sicán sinh sống ở ven biển phía bắc Peru từ thế kỷ 9 -14. Bộ hài cốt của người đàn ông được sơn màu đỏ tươi, không có hộp sọ và đặt trong tư thế nằm sấp ở giữa ngôi mộ hình vuông sâu 12 m. Theo các chuyên gia, người xưa cố ý để hộp sọ nằm tách biệt với phần còn lại của bộ hài cốt. Nó được dựng thẳng và đeo chiếc mặt nạ sơn đỏ.

Ban đầu, các chuyên gia cho rằng màu đỏ trên mặt nạ là chu sa, loại khoáng chất màu đỏ tươi cấu tạo từ thủy ngân và lưu huỳnh. Chu sa thường được tầng lớp thượng lưu sử dụng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong các nghi lễ cúng tế. Trái lại, tầng lớp bình dân sử dụng một loại sơn từ thổ hoàng để vẽ lên các đồ vật. Dù bị chôn vùi dưới lớp đất sâu suốt 1.000 năm thì màu đỏ dày 1 - 2 mm vẫn bám chặt vào mặt nạ.

Ban đầu, các chuyên gia cho rằng màu đỏ trên mặt nạ là chu sa, loại khoáng chất màu đỏ tươi cấu tạo từ thủy ngân và lưu huỳnh. Chu sa thường được tầng lớp thượng lưu sử dụng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong các nghi lễ cúng tế. Trái lại, tầng lớp bình dân sử dụng một loại sơn từ thổ hoàng để vẽ lên các đồ vật. Dù bị chôn vùi dưới lớp đất sâu suốt 1.000 năm thì màu đỏ dày 1 - 2 mm vẫn bám chặt vào mặt nạ.

Để xác thực thông tin này, nhà hóa học Elisabete Pires ở Đại học Oxford và cộng sự phân tích mẫu vật lấy từ vệt đỏ để tìm hiểu thành phần bí mật khiến vệt đỏ bám chặt vào mặt nạ.

Để xác thực thông tin này, nhà hóa học Elisabete Pires ở Đại học Oxford và cộng sự phân tích mẫu vật lấy từ vệt đỏ để tìm hiểu thành phần bí mật khiến vệt đỏ bám chặt vào mặt nạ.

Nhóm chuyên gia sử dụng kỹ thuật quang phổ hồng ngoại, tia hồng ngoại để xác định thành phần vật liệu. Kết quả kiểm tra cho thấy màu đỏ trên mặt nạ có chứa protein.

Nhóm chuyên gia sử dụng kỹ thuật quang phổ hồng ngoại, tia hồng ngoại để xác định thành phần vật liệu. Kết quả kiểm tra cho thấy màu đỏ trên mặt nạ có chứa protein.

Tiếp đến, nhóm của nhà hóa học Elisabete dùng khối phổ - phương pháp giúp phân loại những ion khác nhau trong vật liệu dựa trên điện tích và khối lượng của chúng để tìm ra các loại protein cụ thể. Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu phát hiện vệt đỏ trên mặt nạ 1.000 tuổi chứa 6 protein trong máu người. Thêm nữa, protein có nguồn gốc từ lòng trắng trứng cũng được tìm thấy trên cổ vật này.

Tiếp đến, nhóm của nhà hóa học Elisabete dùng khối phổ - phương pháp giúp phân loại những ion khác nhau trong vật liệu dựa trên điện tích và khối lượng của chúng để tìm ra các loại protein cụ thể. Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu phát hiện vệt đỏ trên mặt nạ 1.000 tuổi chứa 6 protein trong máu người. Thêm nữa, protein có nguồn gốc từ lòng trắng trứng cũng được tìm thấy trên cổ vật này.

Do protein đã phân hủy phần lớn nên các chuyên gia không thể xác định chính xác đó là trứng của loài chim nào. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu suy đoán đó có thể là trứng vịt Muscovy (Cairina moschata). Do đó, giả thuyết màu đỏ trên mặt nạ là chu sa được các chuyên gia loại bỏ.

Do protein đã phân hủy phần lớn nên các chuyên gia không thể xác định chính xác đó là trứng của loài chim nào. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu suy đoán đó có thể là trứng vịt Muscovy (Cairina moschata). Do đó, giả thuyết màu đỏ trên mặt nạ là chu sa được các chuyên gia loại bỏ.

Giới khảo cổ cho rằng việc tìm thấy bộ hài cốt và chiếc mặt nạ trên thể hiện khao khát "tái sinh" của thủ lĩnh người Sicán sau khi qua đời. Để sự tái sinh diễn ra, người xưa phủ lớp sơn chứa máu người lên toàn bộ hài cốt biểu trưng cho dòng máu đỏ tươi hay "sinh khí".

Giới khảo cổ cho rằng việc tìm thấy bộ hài cốt và chiếc mặt nạ trên thể hiện khao khát "tái sinh" của thủ lĩnh người Sicán sau khi qua đời. Để sự tái sinh diễn ra, người xưa phủ lớp sơn chứa máu người lên toàn bộ hài cốt biểu trưng cho dòng máu đỏ tươi hay "sinh khí".

Nền văn minh Sicán cũng thực hiện hiến tế người một cách rùng rợn. Họ sử dụng máu của các nạn nhân hiến tế để sơn lên các đồ vật là điều dễ hiểu.

Nền văn minh Sicán cũng thực hiện hiến tế người một cách rùng rợn. Họ sử dụng máu của các nạn nhân hiến tế để sơn lên các đồ vật là điều dễ hiểu.

Mời độc giả xem video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-nap-mo-co-lanh-nguoi-trong-thay-mat-na-nhuom-mau-ngan-nam-tuoi-1616459.html